Chuyện Nàng thơ tả mình bị C.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p…

Người xem: 515

Copy từ Fb Đỗ Văn Khanh
Hơn tuần qua ồn ào chuyện nữ nhà thơ, cựu PV DTP tố cáo bị anh lái xe vốn là cựu lính tăng (nay là PTBT) của báo VN c.ưỡng h.iếp hơn 22 năm trước, sáng nay mới cà phê thong thả thẩm lại văn, thơ của nữ nhà thơ.
 
Tại sao lại phải thẩm văn thơ? Ấy là chuyện pháp luật thì phải trọng chứng hơn trọng cung, còn văn thơ thì như nhà văn nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói rằng: “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc sống”.
 
Về văn của nữ nhà thơ, tôi trích nguyên đoạn nàng tả khi bị gã lái xe c.ưỡng h.iếp dã man:
 
“Anh ta lập tức xô tôi ngã xuống giường, dùng vũ lực c.ưỡng h.iếp. Tôi sợ hãi cực độ, vừa hết sức chống cự, vừa cố gắng van nài: “Anh dừng lại ngay đi, chúng ta là đồng nghiệp cơ mà. Anh dừng lại đi, ít nhất cũng là vì người yêu của anh. Người yêu anh sẽ buồn lắm đấy”.
 
Vừa van vỉ, tôi vừa vật lộn dữ dội chống lại Lương Ngọc An, đạp, cắn, cào, cấu anh ta, đập đầu anh ta vào thành giường. Chúng tôi đánh nhau cật lực một lúc, đột nhiên, Lương Ngọc An dừng lại, nằm thở mệt. Vì tôi mải đánh nhau, và thời gian anh ta xâm phạm vào trong cơ thể tôi quá ngắn ngủi, tôi thậm chí còn không biết anh ta đã hoàn thành hành vi c.ưỡng h.iếp. Tôi tưởng mình đã tự vệ thành công. Tôi chạy ngay ra cửa thoát thân, Lương Ngọc An đuổi theo, xin lỗi tôi”.
 
Về thơ, tôi xin trích một đoạn trong bài thơ khá nổi tiếng “Họa sỹ mù” của nàng được viết vào tháng 11.2005:
 
“Quá đỗi yêu Sống
Nàng thở cùng nhịp với Cái Chết
Thở gẫy bút
Kiệt màu
Thở hoan lạc của dao nhọn
Gỗ đau
 
Đêm đêm
Những bức tranh rời khỏi tường
Tự lột bỏ khung và toan
Hoang mang gọi nàng những căn phòng luôn quá chật,
những hành lang luôn quá dài
 
Ngày ngày
Chúng xoá gương mặt nàng bằng khói thuốc
những mơ ước buồn cười
những lo buồn vớ vẩn
vừa xoá,vừa khóc
vừa trông vời một khuôn mặt
một đôi mắt
không màu
không độ dài, chiều sâu
 
Gầy guộc thu mình trong chiếc áo len sẫm màu, biến thành một chiều
tháng Mười lặng câm
Nàng –
Người đàn bà tự chọc mù cơn mơ
Hiến dâng cho một cơn mơ khác”.
 
Xét về văn tả (tố) thì tôi có thể khẳng định một điều là nàng thơ của chúng ta chưa từng có kinh nghiệm về một vụ h.iếp d.âm hay c.ưỡng h.iếp; về thơ tình thì tôi thích cách yêu hoan lạc, hiến dâng của nàng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *