Ong Bắp Cày
Quỹ người Thượng (Montagnard Foundation, Inc – MFI), còn gọi là Sáng Hội Người Thượng hoặc Tổ chức Người Thượng, được thành lập năm 1990, do Ksor Kok đứng ra làm chủ tịch, có trụ sở ở Nam Carolina (Hoa Kỳ), là một tổ chức phản động với mục tiêu chống Nhà nước Việt Nam, núp dưới danh nghĩa “bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình”.
Tiêu chí là “bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình”, thế nhưng, những gì xảy ra tại Tây Nguyên năm 2001 và 2004 đã nói lên rằng, Ksor Kok chỉ là tên lừa đảo, nói một đằng, làm một nẻo.
Về bản chất, đã từ lâu, MFI đã bị Ksor Kok lũng đoạn, và coi đó là một trong những kênh kinh tế, kiếm tiền cho bản thân và gia đình. Thủ đoạn của Ksor Kok là lợi dụng nhu cầu được sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của những người Thượng trốn sang Mỹ, Kok đã lập Nhà Thờ để lôi kéo tín đồ, và chính các tín đồ này phải đóng góp vào quỹ MFI nuôi hắn và gia đình.
Phản đối việc làm của Ksor Kok và tham vọng cá nhân, năm 1998, một người tên Nay Rông và một bộ phận các thành viên MFI đã tách ra, thành lập hội “Nhân quyền người Thượng Đêga” (Montagnard Human Rights Organization – viết tắt là MHRO) cũng đặt trụ sở tại Nam Carolina, Mỹ. Mặc dù có chung mưu đồ chính trị là đấu tranh nhằm thành lập “nhà nước ly khai tự trị”, nhưng giữa tổ chức MHRO do Nay Rông cầm đầu và tổ chức MFI của Ksor Kok luôn xung đột, mâu thuẫn về chủ trương, phương thức hoạt động, lợi dụng sơ hở để triệt hạ nhau. Vì vậy, thời gian qua, việc Ksor Kok và số đối tượng cầm đầu MFI tuyên truyền, lôi kéo người Thượng Tây Nguyên trốn đi Campuchia, Thái Lan sau đó bỏ mặc, không quan tâm; Nay Rông và MHRO đã công khai lên án, yều cầu MFI và Ksor Kok phải chịu trách nhiệm, với âm mưu lôi kéo, xúi giục họ từ bỏ MFI để theo MHRO. Đó cũng là tất cả những gì Nay Rông có thể làm được cho những người Thượng Tây Nguyên đang phải sống tạm bợ, khổ cực ở các khu tập trung tại Campuchia, Thái Lan.
Mới đây nhất, qua tài khoản Ny John (Tên thật là Nay Klanh hiện định cư tại Canada) được biết, nhóm người Thượng chạy sang Mỹ hiện đang có những tranh chấp về ảnh hưởng và tiền bạc, dẫn đến việc cảnh sát Mỹ phải can thiệp.
Nay John cho biết, hiện nay, Nhà Thờ của nhóm Siu Kaih (Ama Bô) có khoảng 700 người đến sinh hoạt, trong khi Nhà Thờ của Ksor Kok có khoảng 400 và tất cả những ai muốn sinh hoạt tôn giáo tại 2 Nhà Thờ này đều phải đóng góp, vì thế số tiền thu được là cực lớn.
Trong khi đó, Quỹ MFI chỉ do một mình Ksor Noon thuộc Nhà Thờ của Ksor Kok nắm giữ. Đây là nguồn tiền khổng lồ mà các phe nhóm trong Nhà Thờ của Ksor Kok nhòm ngó, dẫn đễn tranh giành, đấu đá nội bộ. Đã nhiều lần các thành viên đòi công khai, nhưng Ksor Kok và Ksor Noon đều không đồng ý. Siu Kaih đã tố Ksor Kok và Ksor Noon chiếm đoạt tiền của MFI để tiêu riêng và các thành viên khác như Ksor Blih thì chỉ có thể lợi dụng chuyện đi “công tác” để khai khống, nhằm rút quỹ chi tiêu cá nhân. Do vậy, nhóm của Kaih yêu cầu xử lý 4 người là, Ksor Noon, Ksor Blih, Puih Alăng và Ksor Hiêt. Tuy nhiên, 4 người này đã không bị xử lý vì có quan hệ với Ksor Kok.
Phản ứng vơi Siu Kaih, Ksor Kok đã chỉ đạo Blih đổi chìa khóa Nhà Thờ. Đáp lại nhóm Siu Kaih kéo đến gây rồi, và vì thế, Ksor Kok phải cầu viện tới cảnh sát Mỹ can thiệp. Chính vì mâu thuẫn không thể dung hòa, nên nhóm của Kaih đã tách ra khỏi Nhà Thờ của Ksor Kok và sinh hoạt tại nhà riêng của một người trong nhóm.
Song song với việc này Siu Kaih đã chỉ đạo những người Thượng hiện đang định cư tai Canada như Yakup Amara, Khoa Blor, Ksor Tây Nguyên, Jimmy Rahlan…tán phát các tài liệu bằng tiếng Jrai, vạch tội Ksor Kok.
Bị mất đi lực lượng, lại bị hạ bệ và quan trọng hơn là mất đi một nguồn thu tài chính, nên thứ Sáu, ngày 24/11/2017 vừa qua, Ksor Kok đã buộc phải gặp nhóm Siu Kaih để thuyết phục nhóm Kaih quay lại sinh hoạt tại nhà thờ của mình.
Để tỏ ra “chân thành”, Ksor Kok đã đồng ý trả lại 160.000 USD theo yêu cầu của nhóm Siu Kaih.
Hiện chưa thể biết nhóm Siu Kaih có quay lại với Ksor Kok hay không, nhưng những gì 2 nhóm “quyết đấu” với nhau, cho thấy một thực tế phũ phàng rằng, Ksor Kok, hay Siu Kaih miệng thì nói bảo vệ văn hóa người Thượng, vì người Thượng, nhưng thực chất, chúng chỉ vì tiền. Và cái Quỹ Người Thượng – MFI nói trên chính là cái cớ để chúng bóc tiền từ mồ hôi, nước mắt, sự cả tin đến ngây thơ của những người Thượng nhẹ dạ, cả tin.
***
Ksor Kok còn có tên gọi là A Ma Thom, SN 1943 (có tài liệu nói năm 1945), dân tộc Gia Rai, tại xã Ia Broai, huyện Ayunpa, tỉnh Gia Lai.
Ksor Kok đã từng đi lính ngụy, làm phiên dịch cho căn cứ quân sự Mỹ tại Ea H’leo, Đăk Lăk. Ngày 20/9/1966 Ksor Kok chạy vào rừng cùng thiếu tướng FULRO Campuchia; năm 1969 tham gia nhóm FULRO ly khai, bị chính quyền ngụy truy đuổi chạy sang CPC; tự phong đại tá rồi thiếu tướng FULRO.
Năm 1972, Ksor Kok sang Mỹ học Mục sư và ở lại đến nay (vợ và 5 con của Ksor Kok cũng định cư tại Mỹ từ năm 1975). Sau khi sang Mỹ, Ksor Kok tham gia tổ chức “Hội người Thượng định cư tại Mỹ”. Sau do mâu thuẫn tranh giành quyền lực và đường lối hoạt động nên năm 1998 một bộ phận do Ksor Kok cầm đầu đã tách ra thành lập tổ chức riêng có tên là “Quỹ người Thượng”, đặt trụ sở tại Mỹ. Âm mưu chính trị của Ksor Kok là “phục quốc” cho người Thượng ở Tây Nguyên, thành lập “Nhà nước Đêga tự trị”, với các thủ đoạn hoạt động là: Tập hợp, kích động người Thượng trong và ngoài nước, kêu gọi sự hậu thuẫn của Mỹ và các thế lực thù địch để tiến hành các hoạt động chống Việt Nam về vấn đề dân tộc, với mưu đồ công khai hóa và quốc tế vấn đề người Thượng; thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ… về vấn đề người Thượng qua các hoạt động tuyên truyền, kích động vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo, dân tộc, nhân quyền” đối với người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Năm 1992, Ksor Kok cùng đám tàn quân FULRO cũ ở Mỹ đã ngụy trang dưới vỏ bọc thành lập Quỹ Người Thượng (MFI) lấy trụ sở tại Nam Carolina, Mỹ để tiếp tục hô hào khẩu hiệu “đấu tranh vì quyền lợi của người Thượng ở Tây Nguyên”, đòi thành lập “Nhà nước Đêgar”, tự phong cho mình là “Tổng thống” với bộ máy nhà nước “đồ sộ”, phân công ban bệ hoàn chỉnh. Vậy đến nay, Ksor Kok và tổ chức của y đã làm được những gì? Phần lớn phải ra sức huy động và sống bám vào nguồn tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của những người Thượng Tây Nguyên ở Mỹ; nhưng cũng sẵn sàng bỏ mặc khi họ thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, không có tiền để nộp cho tổ chức. Còn đối với đồng bào Thượng, mấy ai biết rằng, ở nước Mỹ xa xôi, có một nhóm người cùng chung sắc tộc đang ngày đêm hô hào lạc lõng để đấu tranh vì “lợi ích” của họ.
Và thực tế, những đối tượng trong tổ chức MFI cũng không còn tin vào vai trò và năng lực lãnh đạo của Ksor Kok. Từ Nhữ Đăm Hoàng – người từng tự phong là “Phó Tổng thống” của “Nhà nước Đêgar”, sau khi nhận ra bộ mặt lừa bịp của Ksor Kok đã từ bỏ tổ chức và năm 2013, tranh thủ những ngày ít ỏi được về thăm gia đình tại làng Piơm, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai để tình nguyện đi khắp 13 làng, xã, nói chuyện, kể cho bà con nghe và hiểu rõ về chân tướng, bộ mặt xấu xa của Kok; ngay cả Ksor Nhưn – nguyên là một thủ quỹ thân tín của Ksor Kok trong tổ chức MFI, năm 2016 đã làm đơn kiện Ksor Kok lên Tòa án dân sự Mỹ về việc lừa đảo, sử dụng tiền của tổ chức sai mục đích và không hiệu quả. Và có thể kể ra đây hàng chục đối tượng từng theo Ksor Kok (Điểu Nhông, Y Mứt Mlô, Y Hin Niê, Điểu M’Preo, Y Bhĩ Kbuôr…), giờ đã nghĩ lại, rời bỏ Kok, thậm chí chống lại Kok vì chỉ nghe toàn những lời hứa suông.
Thông tin mới nhất là ngay sau khi Đảng cứu nguy dân tộc của Campuchia – CNRP do Kem Sokha (trước đây là Sam Rainsy) đứng đầu bị giải tán, Ksor Kok đã không còn chỗ dựa nào để thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Tài khoản Facebook Grace Bùi (Giám đốc dự án hỗ trợ người Thượng – MAP) đã gửi một thông điệp tới những người có thể thuộc diện Mỹ cho phép nhập cảnh, định cư rằng, không nên tin và dựa vào Ksor Kok, bởi “ông này vì chỉ tìm cách trục lợi mà không quan tâm tới người Thượng tị nạn”.
Nói thêm về mối quan hệ của Ksor Kok với đảng cứu nguy dân tộc – CNRP của Campuchia: Sở dĩ có mối quan hệ này là vì CNRP muốn chiếm ưu thế trong bầu cử Hội đồng xã, phường 2017 và bầu Quốc hội 2018; giành quyền lãnh đạo đất nước từ tay Đảng cầm quyền Campuchia đã ngầm bắt tay, lợi dụng MFI và Ksor Kok để lôi kéo sự ủng hộ của bộ phận người Thượng tại các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Vì muốn có sự ủng hộ (thực tế, CNRP cũng hứa, nếu đắc cử và chiếm đa số ghế trong Quốc hội, thì CNRP sẽ quay lại giúp người Thượng đánh Việt Nam, gúp người Thượng Tây Nguyên đòi đất. Tuy nhiên, nga vào thời điểm dó, CNRP cũng đã không còn tin tưởng vào hoạt động của Ksor Kok, muốn quay sang “bắt tay” với Nay Rông và hứa “sẽ giúp Nay Rông giống như đã từng hứa giúp Ksor Kok”. Không biết cả Ksor Kok và Nay Rông có nhận biết được điều đó hay không, nhưng có lẽ cả hai đã từng trở thành những con rối trên bàn cờ chinh trị của CNRP.
Sau tất cả, Ksor Kok đang phải trả giá cho những hành động của mình, khi bị gia đình, cộng đồng lên án; bị đồng bọn quay lưng, phản bội và bị pháp luật tìm đến. Tháng 02/2017 vừa qua, Tòa án dân sự Mỹ đã tuyên phạt Ksor Kok phải hoàn trả lại cho tổ chức do chính mình làm Chủ tịch số tiền 200.000 USD và những tài sản khác mà Kok đang đứng tên, như: đất, nhà thờ, 02 ô tô…. Nhưng có lẽ, đây mới chỉ là khởi đầu cho những bản án tiếp theo mà Ksor Kok phải gánh chịu vì những hành động lừa bịp, dối trá của y.
Vậy lòng tin, sự ủng hộ giành cho Ksor Kok còn lại bao nhiêu để y tiếp tục nuôi dưỡng tham vọng, mưu đồ chính trị về “Nhà nước ly khai, tự trị”?
Tin cùng chuyên mục:
Bàn về 13 pháp hạnh đầu đà
Chủ tài khoản mạng xã hội phải xác thực số điện thoại để đăng bài
Xung đột ở Ukraine: Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố
Tình báo Nga: Mỹ có kế hoạch thay thế Tổng thống Zelensky