Khoai@
Trên mạng xã hội xuất hiện đoạn stt và clip của FBker Nhung Kim phản ánh tình trạng “gây khó dễ cho công dân” và đề cập đến chuyện “làm tiền” của cán bộ Đại sứ quán Vietnam tại Nhật. Thấy đây là vấn đề hệ trọng, can dự tới danh dự, nhân phẩm của cán bộ Ngoại giao và Quốc thể, và để rộng đường dư luận, Tre Làng Blog đăng lại nguyên văn phản ảnh (kêu ca) của chị Kim Nhung trên Facebook cá nhân và phản hồi của Đại sứ quán Vietnam tại Nhật bản.
1. Phần phản ánh của chị Kim Nhung (kèm theo đường link Nhung Kim ngay bên dưới đây:
Nhung Kim đã thêm 3 video mới.
Sống ở Nhật hơn 20 năm. Điều mình kinh sợ nhất là lên Đại Sứ Quán Việt Nam! Mỗi lần đi về là ốm hàng tuần, vì phải đối mặt với bộ máy hành chính cồng kềnh mà các anh ấy mang từ Việt Nam! Sang. Sau 4 lần đổi tầu mấy tiếng đồng hồ mới lên tới nơi….các anh k cần đọc hồ sơ như thế nào phán một câu xanh rờn :giấy uỷ quyền như này k ký đc!!!!!… (giấy uỷ quyền của công chứng nhà nước Việt Nam! …có dấu đỏ chót…)anh k chấp nhận …… lại phải cong cóc về làm lại giấy theo đại sứ quán…. vài ngày sau lên….. anh bắt phải có mặt con trai để ký trước mặt anh ý….nếu cháu lên trước mặt a để ký thì đâu cần uỷ quyền cho mẹ đi đóng dấu hộ… lệ phí thì thu vô giới hạn. Vô giá. Hộ chiếu Việt Nam! Làm 200k. (1000yen nhật) các a cứ điềm nhiên thu 1,5-2man (15,000-20,000yen khoảng 3-4 triệu vnđ) các lệ phí khác intenet liêm iết 5-7-10 usd. Nhưng các a cứ vô tư thu 5-10.000 yên. Phiếu thu thì k có dấu và viết tắt nội dung k ai đọc đc. ….. rất là bức xúc. Hôm nay mình đã nói lớn tiếng để đòi lại công lý….. các anh cứ trang thủ vơ vét hết nhiệm kỳ các anh về nước.cảm ơn các anh chị em bạn bè đã bỏ thời gian đọc tâm sự này. Mong bà con chia sẻ nhiều để giảm và bài trừ những con sâu mọt đục khoét làm ố bẩn nền văn hoá 4000 năm Việt Nam! Ta đã có.
2. Phần trả lời bằng thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bản:
Liên quan đến bài của chị Kim Nhung đăng trên trang facebook cá nhân (địa chỉ Nhung Kim) và được một số trang mạng khác chia sẻ phản ánh việc Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản gây khó dễ trong việc làm thủ tục lãnh sự và thu phí cao hơn qui định, ông Hoàng Minh Thắng, Bí thư thứ nhất, Trưởng phòng Lãnh sự của Đại sứ quán cho biết:
1. Vụ việc của chị Kim Nhung cụ thể như sau:
Chị Kim Nhung có chung một mảnh đất với người anh tại Việt Nam, chị Nhung đã đến ĐSQ yêu cầu chứng nhận chữ ký vào Hợp đồng ủy quyền cho người anh ở Việt Nam bán mảnh đất.
Cán bộ Lãnh sự của ĐSQ đã hướng dẫn: theo quy định, ĐSQ không có thẩm quyền chứng nhận chữ ký liên quan đến chuyển nhượng về bất động sản, mà đương sự phải về trực tiếp Việt Nam để ký vào giấy tờ. Trong trường hợp đương sự không về Việt Nam được thì cần làm giấy từ chối nhận di sản thừa kế (theo mẫu đã in sẵn), khi đó Đại sứ quán có thẩm quyền chứng nhận chữ ký. Đồng thời, cán bộ Lãnh sự Đại sứ quán cũng khuyên chị Nhung nên đọc kỹ các hướng dẫn đã in sẵn để tại Phòng tiếp dân của Đại sứ quán hoặc trên trang website của ĐSQ để làm đúng các thủ tục theo Luật định.
Vào lúc 9h30 ngày 15/06/2017, chị Nhung đã quay trở lại Đại sứ quán trình bày: chị Nhung đã về Việt Nam để trực tiếp làm thủ tục, tuy nhiên các cơ quan chức trách trong nước khi kiểm tra Hộ khẩu của người anh lại có cả tên các con của chị Nhung nên yêu cầu các con chị Nhung cũng phải ký vào giấy từ chối nhận di sản. Chị Nhung giải thích các cháu bận đi học nên không thể trực tiếp lên ĐSQ cùng chị được, đề nghị ĐSQ chứng nhận chữ ký của các con chị.
Cán bộ Lãnh sự ĐSQ đã kiên trì giải thích cho chị Nhung là theo quy định của Luật công chứng: người ký văn bản phải có mặt trực tiếp ký tại ĐSQ. Trường hợp các con chị không thể lên ĐSQ thì các cháu có thể đến phòng công chứng của Nhật Bản tại nơi cư trú để xin công chứng chữ ký, khi đó Đại sứ quán mới có thể làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự được.
Chị Nhung nhiều lần thừa nhận ĐSQ hướng dẫn đúng nhưng cũng mong ĐSQ thông cảm và linh động giải quyết. Sau khi cán bộ ĐSQ giải thích không thể giải quyết trái với qui định của Pháp luật, chị Nhung chuyển sang to tiếng, đập bàn quát nạt, thậm chí đứng chắn tại cửa nhận hồ sơ không cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ giải quyết cho các khách xếp hàng sau đó. Chỉ đến khi cán bộ Lãnh sự ĐSQ yêu cầu chị Nhung giữ trật tự chung, nếu không sẽ buộc lòng mời người làm chứng và gọi cảnh sát tới giải quyết, chị Nhung mới rời phòng tiếp dân.
2. Trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, các cán bộ Lãnh sự của ĐSQ luôn giữ thái độ đúng mực, kiên trì giải thích các qui định pháp luật liên quan và đề nghị chị Nhung nghiên cứu kỹ các hướng dẫn đã đăng tải trên website của ĐSQ để đỡ mất thời gian đi lại. Chị Nhung nói chị không biết dùng mạng Internet nên cũng không đọc hướng dẫn trên website của ĐSQ (!).
3.Trên trang facebook cá nhân, chị Nhung còn nói đến vấn đề thu phí lãnh sự quá qui định là hoàn toàn không chính xác. Trên thực tế, cán bộ lãnh sự ĐSQ vẫn chưa thu lệ phí làm thủ tục lãnh sự của chị Nhung.
Hơn nữa, toàn bộ các thủ tục lãnh sự, trong đó có biểu mức thu phí và lệ phí Lãnh sự đều được đăng tải công khai trên trang website của Đại sứ quán và thông báo tại phòng tiếp dân của Đại sứ quán.
4. Trên tinh thần cầu thị, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản luôn sẵn sàng lắng nghe và cảm ơn mọi ý kiến đóng góp có tính chất xây dựng của người dân để có thể hoàn thành tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình./.
Thông tin hướng dẫn cụ thể đăng tại Phòng tiếp dân, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Tin cùng chuyên mục:
Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cần cân nhắc kỹ
Phê phán quan điểm sai lầm của Phạm Xuân Nguyên về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Hà Nội: 70 năm giải phóng – Một chặng đường vinh quang
Vì sao hàng loạt lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine đồng loạt bỏ trốn?