Nói tới thưởng Tết hay đơn giản chỉ là túi quà tết nhỏ nhỏ đó cũng là điều quá xa xỉ với nhiều giáo viên vùng cao, ở đó “quà” Tết của họ là làm sao vận động càng nhiều học sinh tới trường càng tốt.
Thưởng Tết là khái niệm quen thuộc nhiều năm nay, nhưng nó cũng là niềm mơ ước của nhiều giáo viên vùng cao. Đội ngũ giáo viên ở vùng cao vất vả, khó khăn là vậy nhưng ngoài đồng lương họ hoàn toàn không có một đồng thưởng Tết nào theo đúng nghĩa mỗi dịp xuân về.
Là hiệu trưởng một trường cấp 2 gần biên giới với Lào (vùng ba), cô giáo Phạm Thị Huệ, hiệu trưởng Trường THCS Lóng Sập, Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói về thưởng Tết như một điều hiển nhiên: “Giáo viên làm gì có thưởng Tết, không có dư lương thứ 13 như các ngành khác, Tết với giáo viên chỉ ăn lương nhà nước thôi”.
Nói thêm phóng viên, cô Huệ giải thích nếu năm nào công đoàn trường chăm lo tố thì Tết tặng mỗi thầy, cô túi quà khoảng 50 nghìn đồng, đấy là trường hợp tiết kiệm được, còn không thì cũng không có gì.
Ngay cả tiền đóng quỹ của học sinh cũng rất khó để vận động, huống gì lấy đâu ra tiền thưởng Tết? Trường cấp 2 Lóng Sập thuộc diện vùng ba nên học sinh chủ yếu là người dân tộc, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đang ưu tiên và có chế độ động viên con em tới trường, nếu thu tiền của học sinh cũng chỉ phụ vụ cho việc học của các em mà thôi.
“Chúng tôi cũng xác định là giáo viên ở vùng ba (vùng biên giới) thì đã được nhà nước tăng thêm tiền lương, thầy cô giáo cũng vui vẻ điều đó, nếu ai cũng nghĩ tới khó khăn thì không ai thực hiện được khó khăn đó” cô Huệ vui vẻ cho biết.
Chính vì niềm vui đó nên Tết đối với các thầy, cô giáo ở Lóng Sập là được chứng kiến học sinh không bỏ học, các thầy ít phải băng rừng để đi vận động. Nhưng ở đó vẫn có những niềm vui không tả được, cô Huệ cho biết, ở Lóng Sập có 12 bản thì có tới 8 bản là dân tộc Mông, họ ăn tết dương, mỗi bản đến Tết là mổ một con lợn và làm thêm bánh giầy mời các thầy cô tới ăn, đó là vui Tết.
Thầy Lương Dương Hội, cũng là hiệu trưởng một trường vùng cao của tỉnh Cao Bằng (trường THSCS Phan Thanh, huyện Bảo Lạc), khi nghe phóng viên đề cập tới thưởng Tết, thầy ngỡ ngàng nói: “Hàng năm từ xưa tới nay chẳng có năm nào có quà Tết cả, mình công công tác ở đây cũng gần 20 năm, làm giáo viên cũng hơn 10 năm cũng chưa có năm nào giáo viên có quà Tết bao giờ”.
Trong trí nhớ của thầy Hội, duy nhất chỉ có một năm là Chủ tịch nước có ký quyết định tặng quà giáo viên thì năm đó mỗi người được 100.000 đồng. Thầy Hội bảo, nguồn ngân sách cho thưởng Tết hầu như không bao giờ có, đã đề xuất lên cấp trên, cấp trên cũng chỉ lắc đầu nói “không có thêm nguồn ngân sách nào”.
“Mong rằng hàng năm bên ngành giáo dục và bên Nhà nước có nguồn ngân sách gì đó để ngoài nguồn ngân sách mà dân đóng góp thì nhà nước cũng có ngân sách để chi hàng năm có quà Tết cho giáo viên. Các trường ở vùng sâu, vùng xa chắc chắn không có quỹ gì rồi, không có nguồn để mà chi cho thưởng Tết đâu” thầy Hội kiến nghị.
Là một giáo viên trẻ gắn bó với một trường THCS tại Bảo Lạc, Cao Bằng được 5 năm nhưng cô Ngân Hà cũng chưa khi nào biết tới thưởng Tết là gì. Cô bảo, mỗi dịp Tết về muốn có túi quà mang biếu gia đình gọi là để khoe cũng không có, ngay cả tờ lịch năm mới 3.000 đồng cô cũng phải tự mua để mang về nhà.
“Chúng em trên này toàn tiền tự thu, tự chi, ốm đau còn không có tiền thăm hỏi nói gì tới tiền thưởng Tết, Tết về quê tất cả các thầy cô đều về tay không, mọi người ở quê hỏi quà mình cũng không buồn trả lời, đấy là tâm lí chung các thầy cô, ai cũng buồn” cô Hà tâm sự.
Đời sống khó khăn của giáo viên vùng cao ai cũng hiểu, ngành giáo dục hiểu, địa phương hiểu nhưng hiện nay chúng ta chưa có một nguồn kinh phí nào cho khoản này.
Trả lời câu hỏi về thưởng Tết cho giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, thưởng Tết với ngành giáo dục là rất khó. Ngay cả ở Bộ cũng khôn có bất cứ nguồn nào, không có ngân sách nào cho thưởng Tết. Việc lo lương, lo thưởng đúng là một công việc đặt ra ở các cơ sở giáo dục. Bộ trưởng Luận cũng nói thêm, chỉ có ở các địa phương tùy vào hoàn cảnh của mình để có sự quan tâm tới các thầy cô mà thôi.
“Trên phạm vi toàn ngành, các nguồn kinh phí đã theo dòng ngân sách, không ai được phép dùng ngân sách để chi thưởng Tết, đây là một thực tế, tôi cũng không có giải pháp nào khắc phục việc này”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.
Theo Giáo dục 24h
Tin cùng chuyên mục:
Trộm Tăng tướng
Cảnh báo: Đề phòng chiêu thức lừa đảo xuất khẩu lao động
Nhầm: 600 công đất hay là…
Bàn về 13 pháp hạnh đầu đà