Khoai@
Mới đây, tài khoản Facebook có tên KhanhGreenid Vietnam đăng một bài viết hôm 13/5: “Hạnh phúc vô bờ bến khi được trở về giữa vòng yêu thương của gia đình, được gặp và ôm người thân sau 16 tháng tròn xa cách. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người đã quan tâm lo lắng, chia sẻ và giúp đỡ cho cá nhân Khanh và gia đình trong suốt gần một năm rưỡi qua.”.
Tài khoản nói trên là của bà Ngụy Thị Khanh, người mới được ra tù trước thời hạn vào hôm 12/5.
Bà Ngụy Thị Khanh sinh năm 1976, là giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh GreenID. Bà Khanh bị cơ quan ANĐT công an TP Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi trốn thuế vào hôm 9/2/2022.
Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 6/2022 Ngụy Thị Khanh bị tòa tuyên 24 tháng tù giam, sau đó tòa phúc thẩm hôm 21/11/2022 đã giảm còn 21 tháng tù trên cơ sở bà này có tình tiết giảm nhẹ, vì đã ăn năn hối cải, đã nộp tiền khắc phục hậu quả và có nhiều đóng góp cho xã hội.
Bà Ngụy Thị Khanh bị truy tố về tội trốn thuế, tức là vụ án kinh tế đơn thuần. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã ra sức tuyên truyền, bẻ lái, biến vụ án kinh tế này thành vụ án chính trị, dẫn dắt người đọc hiểu sai lệch rằng, Việt Nam đang tìm cách bóp nghẹt các tổ chức phi chính phụ (NGO).
Khi bà Khanh được ra tù trước thời hạn do cải tạo tốt, lập được công lớn… thì VOA đã có bài “Nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh được trả tự do”. Còn BBC News thì viết “Bà Ngụy Thị Khanh, người được mệnh danh là ‘Anh hùng khí hậu’, vừa được trả tự do sau 16 tháng tù”…
Cách đặt tiêu đề kiểu “Nhà hoạt động môi trường” hay “Anh hùng khí hậu” khiến người đọc lầm tưởng rằng bà Khanh bị xử lý về hoạt động môi trường hoặc vì khí hậu. Thực, bản án 21 tháng tù về tội trốn thuế nói lên bản chất vụ án không liên quan gì tới chính trị hay môi trường. Trốn thuế, diễn giải theo cách các “nhà dzân chủ” ở Việt Nam chính là hành vi căn cắp tiền ngân sách, là móc túi của người dân.
Thật ngạc nhiên khi BBC News Tiếng Việt viết rằng, “Đây là một phần của kết quả đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhằm dọn đường cho cuộc gặp giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Biden tới đây, một nguồn tin của BBC cho biết”, nhưng sau đó lại viết “BBC News Tiếng Việt chưa thể độc lập kiểm chứng về nhận định này”.
Có thể khẳng định ngay, đây là tin vịt nhằm kèn sáo cho bà Ngụy Thị Khanh với hy vọng bà này sẽ trở thành một nhân tố mới có thể có những hoạt động đồng hướng với BBC, VOA, RFA hay các tổ chức khác không thân thiện với Việt Nam.
Thực tế, cuộc gặp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Biden đã được lên kế hoạch từ trước chứ không phải vì cá nhân bà Ngụy Thị Khanh.
Trong bài “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận lời mời thăm Mỹ từ Tổng thống Joe Biden” đăng trên tờ Tuổi Trẻ hôm 30/3 đã viết: “Trong cuộc điện đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ vui mừng có dịp trao đổi trong thời gian kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Mỹ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng nhắc lại lời mời thăm cấp cao lẫn nhau. Hai nhà lãnh đạo vui vẻ nhận lời và giao các cơ quan liên quan thu xếp vào thời gian phù hợp”.
Tra cứu thông tin nói trên từ nhiều nguồn báo chí trong và ngoài nước cũng cho kết quả tương tự. Vì thế, “nhận định” của BBC là vô căn cứ.
Đáng chú ý, BBC tiếng Việt có đoạn: “Trong một báo cáo vừa ra mắt của Dự án 88 (The Project 88) đã chỉ ra bốn nhà hoạt động Đặng Đình Bách, Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương bị bỏ tù không phải vì án kinh tế mà có “động cơ chính trị”. Dự án 88 gọi bốn nhà hoạt động trên là The Vietnamese Four – “Bộ tứ Việt Nam” – là những người tiêu biểu trong NGO (tổ chức phi chính phủ) mà chính quyền Việt Nam dùng tội “trốn thuế” sau khi tham gia hoạt động nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhiệt điện than, nhưng thực chất là do yếu tố chính trị”.
Dự án 88 (The 88 Project) được biết đến là một tổ chức phản động chống phá Việt Nam ở Mỹ, là sản phẩm do chính các thế lực thù địch trong và ngoài nước dựng lên nhằm tuyên truyền cho cái mà chúng tự gọi là “hỗ trợ tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến ôn hòa ở Việt Nam”. Về bản chất là một tổ chức chống phá Việt Nam núp bóng dân chủ, nhân quyền.
The 88 Project được thành lập vào năm 2012 tại Hoa Kỳ với mục tiêu thu thập thu thập, tổ chức dữ liệu về các vụ việc liên quan đến tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về cái gọi là “tù nhân chính trị Việt Nam” và sau đó cung cấp các báo cáo xuyên tạc, bịa đặt, sai thực tế nhằm gây sức ép quốc tế lên Chính phủ Việt Nam.
Giám đốc Dự án 88 được Trịnh Hữu Long quảng cáo là “Tiến sĩ Luật Hiến pháp Nguyễn Thị Hường, người lấy bằng cử nhân và thạc sĩ luật ở Pháp và bằng tiến sĩ luật ở Mỹ”. Đồng chức danh Giám đốc của tổ chức phản động này là Keylee Uland, “một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ từng lãnh đạo chi nhánh của tổ chức Ân xá Quốc tế tại Đại học Indiana”.
Trịnh Hữu Long cũng khua môi múa mép rằng, “Dự án 88 lấy tên từ một trong những điều khoản mang tính đàn áp của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, thường được sử dụng để đàn áp các nhóm hoạt động ôn hòa chống lại chế độ. Điều 88, nay là điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015, quy định tội “tuyên truyền” chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, với mức phạt tù từ ba năm đến hai mươi năm. Những luật này đàn áp tự do ngôn luận và quyền tự do dân sự của người dân Việt Nam và các nhóm hoạt động” và “Con số “88”, được thể hiện trong logo của Dự án là hai chiếc còng tay, đã trở thành một biểu tượng của mọi luật lệ hà khắc của Việt Nam. Tuy nhiên, chiếc còng tay hơi mở trong logo của chúng tôi tượng trưng cho sự thật rằng ngay cả song sắt nhà tù cũng không thể kìm hãm những ý tưởng về hy vọng, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền và quyền tự do công dân”.
Nhân chuyện Dự án 88, người viết lưu ý với các cơ quan chức năng rằng, trong hồ sơ nhân sự của Dự án 88 có một thành viên là Trần Vũ Linh (ảnh trên) hiện đang sống lưu vong tại Thái Lan và là người chuyên giảng dạy các khóa huấn luyện “Đấu tranh, phản kháng bất bạo động” tại Philippines, mà các “nhà dzân chủ cuội” ở Việt Nam hay tham gia.
Trần Vũ Linh còn có tên khác là Lucas Trần, hay Nam Khánh, cũng chính là người cùng với Phạm Đoan Trang lập ra và vận hành cái gọi Nhà xuất bản Tự do. Profile của Trần Vũ Linh (quê Long Xuyên, An Giang) ghi: “là một nhà hoạt động dân chủ làm việc để thúc đẩy các quyền cơ bản ở Việt Nam bằng cách tổ chức các khóa đào tạo nhân quyền trực tuyến và tham gia vào các hoạt động xuất bản”. Dự án 88 cũng đánh giá Linh “là nhà hoạt động dũng cảm và đóng góp cho phong trào dân chủ ở Việt Nam”. Hiện Trần Vũ Linh là thành viên cứng của Dự án bất hảo này.
Thiết nghĩ, trích dẫn và phân tích như thế đã đủ để bạn đọc hiểu về cái gọi là Dự án 88 mà BBC nhắc đến. Tất nhiên, vì sao Dự án 88 này lại bênh vực cho bà Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, hay Đặng Đình Bách… thì chúng ta cần suy nghĩ.
Tin cùng chuyên mục:
Có các Hội nhà văn để làm gì?
Chính phủ Pháp bị lật đổ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
Hà Nội: Hơn 2,18 triệu lượt khách và sức hút khó cưỡng
Hà Nội lại được vinh danh trong xây dựng Thành phố Thông minh