Vụ bạo loạn Bình Thuận: Nên kỷ luật hay nhắc nhở?

Người xem: 103

Khoai@
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 18 vấn đề trọng tâm cần tập trung thảo luận, trong đó, ông đặc biệt quan tâm tới công tác đảm bảo an ninh, an toàn xã hội qua vụ việc ở Bình Thuận
Theo Thủ tướng, vụ việc vừa qua ở Bình Thuận là kinh nghiệm chung cho các địa phương khác trong việc giữ gìn bình yên, ổn định trật tự xã hội. 
“An ninh trật tự là việc quan trọng, là điều kiện tiên quyết tạo môi trường đầu tư, ổn định phát triển kinh tế xã hội”, Thủ tướng nói và khẳng định, phải lập lại trật tự, kỷ cương phép nước.
 
Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ, “lực lượng tại các địa phương về cơ bản chủ động nắm tình hình nhưng vẫn còn địa phương chủ quan”.
Nói về việc lập lại trật tự xã hội, Thủ tướng nói, “Chúng ta dân chủ với số đông, dân chủ với nhân dân nhưng phải kiên quyết xử lý những kẻ cầm đầu, chống đối”. Ông cũng nói, “Chúng ta có đủ khả năng, đủ điều kiện lập lại trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân để đất nước phát triển đúng hướng”.
“Chúng ta không được để kẻ xấu, phản động kích động nhân dân. Lực lượng của chúng ta cơ bản chủ động, nhân dân đồng tình, nhưng có tỉnh còn chủ quan. An ninh trật tự là việc quan trọng, là điều kiện tiên quyết để tạo môi trường đầu tư, ổn định phát triển kinh tế xã hội”, Thủ tướng lưu ý.
Nói về vụ bạo loạn Bình Thuận, ai cũng biết lãnh đạo Bình Thuận và các cơ quan, tổ chức, cũng như hệ thống chính trị cơ sở đã quá chủ quan, bị động. 
Người viết cho rằng, cấp ủy, chính quyền, công an, quân đội, các đoàn thể…đã xem nhẹ công tác nắm tình hình, chưa nghiêm túc trong việc phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tình trạng bất ổn trong xã hội. Và khi vụ việc xảy ra, việc lãnh đạo chỉ huy để xử lý vụ việc cũng như việc phối hợp giữa các cơ quan như công an, quân đội, các đoàn thể đã bộc lộ những yếu kém khó tưởng tượng.
Những diễn biến trên thực tế ở Bình Thuận liên quan tới an ninh trật tự rõ ràng không khó để dự báo và không khó để nắm bắt, từ đó chủ động có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, bởi nó đã được dự báo và cảnh báo trên các blog cá nhân và các trang mạng xã hội. Rất tiếc, cả bộ máy đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị cơ sở hoàn toàn bị động, lúng túng nên đã xảy ra biểu tình diện rộng và bị các thế lực thù địch lợi dụng để chuyển hóa thành bạo loạn, gây bất ổn xã hội, hậu quả là rất lớn. 
Về câu chuyện này, có lẽ Bình Thuận nên học hỏi các địa phương khác như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ an…
Bạo loạn đã xảy ra, còn ai dám liều lĩnh dấn thân đầu tư hay đến Bình Thuận du lịch? Thiệt hại về kinh tế xã hội ai là người chịu thiệt và ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?
Để bạo loạn xảy ra rõ ràng lỗi đầu tiên thuộc về các lãnh đạo tỉnh này, sau nữa mới nói đến các cơ quan, tổ chức và đoàn thể.
Và một hình thức kỷ luật được công khai minh bạch đối với những người đứng đầu ở tỉnh này là việc nên làm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *