Khoai@
Hôm qua, 4/6/2018, tại phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Anh Trí – người từng sử dụng diễn đàn Quốc hội đòi tòa án nhân dân TP Hòa Bình tuyên vô tội cho BS Hoàng Công Lương trong sự cố chạy thận làm 9 bệnh nhân tử vong – đã dẫn 1 số liệu quan trắc cho thấy người Hà Nội phải hít thở bầu không khí “đặc” gấp 10 lần so với mức ô nhiễm cho phép hay cứ 10 ngày thì 9 ngày phải hít thở không khí có mức độ bụi quá mức cho phép để chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Đáp lại ngay lập tức, Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định, tình hình chung không đến mức như vậy. “Hà Nội không ô nhiễm nghiêm trọng như đại biểu nói”.
Cách dẫn số liệu, ví dụ của đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng giống như một số đại biểu khác, không điển hình và dùng 1 sự kiện nhỏ lẻ tại một địa điểm để kết luận cho cả một vùng là không đúng.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thẳng thắn bày tỏ sự không đồng tình với số liệu ông Trí đưa ra vì cho rằng con số đó chỉ là ở 1 trạm quan trắc nhỏ lẻ, không thể đại diện cho chất lượng không khí của cả vùng. Trong khi theo số liệu của tất cả các trạm quan trắc từ Hà Nội và TPHCM cũng không phản ánh số liệu nghiêm trọng như vậy.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thừa nhận tình trạng ô nhiễm không khí tại các tỉnh, thành phố, nhất là các thành phố tập trung đông dân cư rất phức tạp. Nguồn ô nhiễm từ hệ thống giao thông, phương tiện là có nhưng không phải tất cả các nơi đều vậy.
“Chúng ta không nói là không ô nhiễm nhưng không nghiêm trọng như đại biểu phản ánh, không ô nhiễm tới mức vậy. Tất nhiên chúng ta cũng phải cẩn trọng trong việc kiểm soát nguồn thải, nhất là nguồn thải từ giao thông”, Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, nguồn gây gây ô nhiễm không khí khác nữa là do hoạt động đốt rơm rạ mỗi khi vào mùa tại các khu vực ngoại thành của Hà Nội. Đáng lẽ những nguồn loại thải ra đó phải được tái chế, thì hiện nay người dân vẫn dùng phương pháp đốt là chủ yếu.
Bộ trưởng cho rằng, để kiểm soát vấn đề ô nhiễm không khí một cách lâu dài, bền vững, phải thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm Chính phủ đã ban hành một cách bài bản. “Trước hết, kiểm soát bụi từ hoạt động giao thông, như kiểm soát số lượng phương tiện giao thông, kiểm soát bụi phát thải từ phương tiện giao thông, bắt buộc vệ sinh phương tiện trước khi vào nội đô. Một nguồn ô nhiễm khác là than tổ ong thì thời gian qua đã giảm hẳn ở khu vực Hà Nội”, ông Trần Hồng Hà nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, để thực hiện vấn đề này không chỉ một mình Bộ TNMT có thể làm được mà cần sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó Bộ TNMT đang xây dựng chương trình cụ thể để trình Chính phủ thực hiện.
Đây là phiên chất vấn hay, chất lượng. Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội dường như vẫn chỉ hỏi cho hay cho dân vui chứ chưa đi vào đóng góp ý kiến xây dựng để góp phần cải thiện tình hình. Thậm chí có đại biểu sử dụng số liệu không chính xác để chất vấn, làm mất thời gian của phiên thảo luận.
Tin cùng chuyên mục:
Chuyên gia Na Uy hoài nghi kịch bản cuộc chiến ‘đối đầu Nga đến người Ukraine cuối cùng’
Đàm Vĩnh Hưng và câu chuyện thái độ ứng xử với khán giả
Hà Nội: Khám phá không gian văn hóa độc đáo với “Đêm Trúc Bạch”
Làng Nủ: Bản giao hòa của nghị lực và hy vọng