TÀI XẾ, CÁ CHẾT & NHẬN THỨC LUẬN

Người xem: 131

Bài viết của Bac Van Vuong có tiêu đề tài xế, cá chết & nhận thức luận, tuy lối viết có vẻ kẻ cả, dạy đời, nhưng không phải không có lý. Xin giới thiệu với bạn đọc.

***

Quí vị thường xuyên đọc tôi đều biết rằng, tôi dành khá nhiều đất cho vấn đề nhận thức (đặc biệt về tự thức – nhận thức bản thân. Hơi khác với bản thể luận). Vậy nhận thức là gì?

Nhận thức (Và các phương pháp nhận thức) là một nội dung của triết học, gọi là nhận thức luận (Tri thức luận) [i]. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử triết học, thì nhận thức luận ra đời sau một chút so với trường phái (Chủ nghĩa) Ngụy biện [ii], nói cách khác, trường phái ngụy biện làm nẩy sinh Nhận thức luận.

Nhận thức luận xem xét tri thức (Sự biết), chất vấn hành trình từ chứng minh tới kết luận. Tóm lại, nhận thức luận có mục đích trả lời câu hỏi “How to know what me know?”, làm sao để ta biết điều ta biết. Công cụ đắc lực của nhận thức luận là chủ nghĩa Duy nghiệm [iii] và chủ nghĩa Duy lí [iv].

Nhận thức luận là một bộ môn triết học được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống thường hằng, từ những vấn đề nhỏ nhặt cho tới những vấn đề lớn. Quí vị có thể coi bài “thịt chó, hàng hiệu &…”, để thấy rằng nhận thức luận đã giải quyết những vấn đề lặt vặt như thế nào.

Nhận thức có mối tương quan chặt chẽ với tri thức (Sự biết), nhưng chừng mực nào đó, nó còn cao hơn tri thức, bởi nó xem xét tri thức. Khả năng nhận thức tỷ lệ thuận với sự văn minh, tỷ lệ thuận với tự do, dĩ nhiên càng tỷ lệ thuận với dân chủ. Nền dân chủ chỉ có ý nghĩa khi nhân dân có khả năng nhận thức. nền dân chủ chỉ thực sự tốt đẹp khi lá phiếu của cử tri tương ứng với một nhận thức sâu sắc.

Hôm nay, chúng ta sẽ dùng nhận thức luận để xem xét một vấn đề thời sự, đó là việc nhân dân Hà Tĩnh anh hùng chặn quốc lộ để biểu tình.

Thật may mắn, cách đây chừng gần một năm, tôi đã viết khá chi tiết về việc này (quí vị có thể xem ở đây), giờ đỡ phải biên dài. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng, khi quyền ưu tiên không còn (đây không phải lần đầu lũ mõm vuông chặn quốc lộ với cùng một lí do), thì việc ngang nhiên xâm phạm lợi ích chính đáng (Chặn quốc lộ) của người khác phải được xem là phi pháp. Nếu luật pháp không can thiệp, chế tài, thì người tham gia giao thông trên quốc lộ (Người bị xâm phạm lợi ích chính đáng) có quyền bảo vệ lợi ích của mình. Đây cũng là một nguyên lí của chủ nghĩa Duy lợi [v]. Nói cách khác, nếu các tài xế tông thẳng đám mõm vuông chặn xe, việc đó phải đương nhiên được coi là hợp pháp [vi].

Người ta có quyền xâm phạm lợi ích người khác (Quyền ưu tiên) trong khoảng thời gian ngắn nhằm thông báo, biểu đạt, bầy tỏ một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất một vấn đề cấp bách. Khi mục đích thông báo đã hoàn tất, người ta không còn quyền này nữa. Ở đây, họ đã chặn quốc lộ cả tỉ lần với cùng nội dung, do đó không còn là thông báo. Và do đó, họ đã mất quyền ưu tiên. Và do đó, anh em tài xế hãy mạnh dạn chẹt chết mẹ họ đi, nếu luật pháp tiếp tục không chịu chế tài hành vi của họ.

Đây là nhận thức duy lí theo tinh thần của chủ nghĩa vị lợi. Một chủ trương triết học đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần nước Mỹ, và còn ảnh hưởng tới tinh thần toàn thể nhân loại trong thế kỉ 21.

Hôm qua, một Status rơi tự do vào Newsfeed, tút khẳng định rằng, chặn xe trên quốc lộ là “hành vi Bất tuân dân sự”. 

Có vẻ như những cụm từ “Xã hội dân sự”, “Bất tuân dân sự” đang trở thành món hàng thời trang nên người ta sính nó mà có khi chẳng hiểu gì về nó. 

Xã hội dân sự có xuất phát điểm từ quan niệm “Chính quyền tốt nhất là chính quyền quản lí ít nhất”. Chính quyền bớt quản lí, thay vào đó là nhân dân tự quản (Thể hiện dưới dạng các tổ chức phi chính phủ).

Về mặt lí tưởng, nếu tất cả mọi thành viên trong một xã hội đều có hạnh kiểm tốt, có phiếu bé ngoan, thì luật pháp không còn cần thiết nữa (Tất cả mọi bộ luật trên thế giới này đều nhằm điều chỉnh hành vi đạo đức). Mà không còn luật pháp, thì cũng chẳng cần tới chính quyền nữa bởi về nguyên tắc, chính quyền là một thực thể dựa vào luật để điều hành xã hội. Vậy là chúng ta có một học thuyết “nhà nước tiêu vong” hoàn chỉnh mà không cần tới học thuyết “nhà nước tiêu vong” của Karl Marx. sướng nhé!

Nhưng học thuyết đẹp đẽ kia, dĩ nhiên là một sản phẩm của triết học mơ màng. Trên thực tế, những chính quyền quản lí ít luôn tương ứng với nhân dân có khả năng nhận thức tốt (nếu ai hỏi, lũ mõm vuông có khả năng nhận thức tốt không, đừng trả lời. Nhé!). Thực tế nữa là chưa có chính quyền nào đủ tốt trên trái đất này hay nói cách khác là một chính quyền tốt chưa ra đời. Tương tự, xã hội mà tất cả nhân dân đều có khả năng nhận thức sâu sắc và hạnh kiểm tốt chưa xuất hiện. 

Một trong những biện pháp đấu tranh của xã hội dân sự là “Bất tuân dân sự”. Bất tuân dân sự là bất tuân một chủ trương, một chính sách, một luật lệ nào đó của chính quyền (Hoặc sở tại, hoặc chiếm đóng), và bất tuân dân sự đồng nghĩa với ôn hòa, bất bạo động.

“Bất tuân dân sự” không đồng nghĩa với “Biểu tình”. Trong tiếng Tây cũng thế mà tiếng ta cũng vậy (nếu đồng nghĩa sao không gọi là Biểu tình mà phải gọi là Bất tuân dân sự?), bởi nội hàm biểu tình có bao gồm bạo loạn. 

Quan sát đồng bào mõm vuông chặn quốc lộ với gạch đá, gậy gộc, phóng lợn…, những công cụ của bạo lực, bạo loạn (Thực tế đã có bạo lực), mà quí vị cố gắng gán ghép (Đánh tráo khái niệm) nó – Một vụ biểu tình bạo động – Là hành vi bất tuân dân sự, quả nhiên là đáng khâm phục.

Tóm lại, hành vi chặn quốc lộ (Đã diễn ra nhiều lần với cùng nội dung) là bất hợp pháp. Nó đang vi phạm lợi ích chính đáng của người khác. Và nó là biểu tình (Demonstrate) chứ không phải Bất tuân dân sự (Civil disobedience).

—-

[i] Phương pháp luận về nhận thức. Phương pháp (cách) để nhận chân một điều còn mơ hồ hoặc tưởng như đã biết.

[ii] Trường phái/chủ nghĩa ngụy biện (Ra đời vào thời kì tiền-Socrates) được xem như cha đẻ của nghệ thuật hùng biện và nghệ thuật tu từ. Là những nghệ thuật mà các nhà văn, chính khách, luật sư ngày nay vẫn hướng tới. Trường phái ngụy biện lấy bản thân biện luận làm mục đích. Nghĩa là, thuyết phục là mục đích chứ không phải chân lí.

Chính vì lấy thuyết phục làm mục đích, nên ngụy biện thường sai lầm (Sau này người ta tổng hợp thành hơn 100 phép ngụy biện để tránh mắc sai lầm trong suy/tranh luận). Và để nhận ra sai lầm của ngụy biện, nhận thức luận ra đời.

[iii] Lấy kinh nghiệm làm phương tiện

[iv] Lấy lí trí làm phương tiện

[v] Duy lợi (Utilitarianism, được hiểu là vị lợi, công lợi, thực dụng) là một chủ trương triết học gây ảnh hưởng lớn ở xã hội Anh-Mỹ. Theo các triết gia hiện đại, thì chủ nghĩa Duy lợi sẽ còn ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ loài người thế kỉ 21. Tinh thần chủ đạo của chủ nghĩa Duy lợi là “Hạnh phúc nhiều nhất cho nhiều người nhất”.

[vi] Trong tác phẩm “Bàn về tự do”, John Stuart Mill (Triết gia Duy lợi nổi bật) cho rằng, mọi hành vi bảo vệ lợi ích chính đáng phải được xem là hợp pháp.

Tinh thần của john locke “Nhân dân có quyền phế bỏ chính quyền – Bằng mọi biện pháp – Nếu chính quyền tỏ ra không phù hợp” thấm đẫm vào tâm hồn Mỹ (Đây là nguyên nhân cốt lõi khiến việc sở hữu súng ở Mỹ không thể thay đổi). Trong tác phẩm “Chính thể đại diện”, John Stuart mill có nhắc lại ý này. 

Như vậy, căn cứ vào locke, mill (Những giá trị hiện tại được coi là văn minh nhất, tiến bộ nhất), các tài xế được phép tông thẳng đéo nói nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *