Trí Thức Cấp Tiến, Iả Ra Rồi Ăn
“Nhìn những người thành đạt theo tiêu chuẩn xã hội, tôi thấy họ đều là những kẻ chưa trưởng thành” – Soren kierkegaard
Đây không biết là lần thứ bao nhiêu tôi trích dẫn câu nói này. Trích dẫn trong những bài viết về “tự thức”, về tự đánh giá, theo mình và cho mình, về chống đám đông, chống những tiêu chuẩn thời thượng u tối lố bịch rẻ tiền…
Bài học đầu tiên về tự đánh giá (không theo tiêu chuẩn bên ngoài) của tôi tới từ phụ thân, một người nghiêm khắc, dữ đòn. Hồi tôi học lớp một, có lần kiểm tra cặp sách, ông thấy một bài kiểm tra bị 0 điểm. Ông nọc tôi ra oánh, tôi phản đối, rằng cả lớp đều bị 0 điểm bài kiểm tra đó. Ông nói (tới giờ tôi vẫn nhớ nguyên văn): Tao không cần biết cả lớp như thế nào, tao chỉ cần biết mày lười học bị điểm không.
Thông thường, những cá nhân xuất chúng không quan tâm tới tiêu chuẩn, đánh giá từ bên ngoài. Họ chỉ quan tâm tới tiêu chuẩn của họ. Thiên hạ nhìn nhận họ ra sao không quan trọng, mà quan trọng là họ tự nhìn nhận thế nào.
Không chỉ cá nhân, điều này đúng luôn với cả một dân tộc. Thử tưởng tượng xem, những dân tộc đi tiên phong trong mọi lĩnh vực họ học từ ai, lấy tiêu chuẩn nào để đánh giá ngoại trừ chính họ? Họ đi tiên phong, do đó họ chỉ vượt qua chính họ.
Vượt qua chính mình là sự vượt thoát quan trọng nhất!
Dân tộc ta, với ưu điểm là ngu xuẩn, nên mọi lĩnh vục, chúng ta tụt hậu so với nhân loại hàng thế kỉ. Nhưng trong kỉ nguyên số, sự tụt hậu đôi khi lại là lợi thế (kinh tế học có lí thuyết: Sự ưu thắng của ít lựa chọn) với điều kiện chúng ta bớt ngu.
Nhìn ra bên ngoài để học hỏi là tốt, nhưng không phải cái gì chúng ta cũng phải nhìn ra ngoài, bởi bên ngoài, bên cạnh nhiều thứ hữu ích còn có hàng đống rác rưởi.
Có một thực tế chúng ta có thể quan sát rất dễ dàng, là “ý thức mạng xã hội” hôm nay, từ các fbkers ngàn lai, cho tới các tri thức, nhà văn, nhà báo…, đều mang tâm lí: Ở tây thế lọ, ở tây thế chai.
Ở tây thế lọ, ta cần học tập, rất đúng. Nhưng trong nhiều tình huống, mang tây ra khè sẽ trở thành lố bịch. Bên cạnh sự nhược tiểu thì tâm lí này còn mang đặc tính của chủ nghĩa thực dân.
Điều đáng nói hơn nữa, họ luôn dùng tiêu chuẩn kép. Họ sính Tây sính Mỹ, nhưng trong nhiều trường hợp, họ tỏ ra Annam hơn cả Annam. Lúc này, họ hiện nguyên hình thành một con mõm vuông chính hiệu. Có thể dẫn vài ví dụ:
Trường hợp bà phó sở tư pháp bẻ hoa, cộng đồng mạng rồ lên chửi bới, và liền đó là những ý kiến bênh vực bà ta cùng những “ní nuận” ngược đám đông của những nhà tư tưởng, nhà ní nuận facebook. (Nếu đi ngược đám đông không vì lẽ phải mà chỉ vì thích nổi, thì ngược dòng chẳng nói lên điều gì)
Cũng cần nói ngay, tôi không đồng tình với kiểu dư luận vùi dập, ném đá, nhưng tôi buồn cười với những lập luận bênh vực (kiểu lập luận tỏ ra rất minh triết: “người ta là phụ nữ…”, “hoa không cấm hái”, “lũ vàng vẩu chửi người ta không phải vì hành vi mà vì người ta là quan chức”… v.v).
Là phụ nữ thì sao? Là phụ nữ thì có quyền vô văn hóa? Chính cái trò “tôn trọng phụ nữ” không phải lối này là thể hiện cao nhất của thói kì thị. Phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới nghĩa là họ cũng có đầy đủ nghĩa vụ như nam giới. Quyền lợi bao giờ cũng đi kèm nghĩa vụ. Chỉ có nhìn phụ nữ bằng con mắt bề trên nên mới nẩy sinh trò ưu tiên, ga-lăng. tựa như chúng ta ưu tiên người tàn tật. Kiểu nói “nàng đẹp nàng có quyền”, “hãy tha thứ cho nàng vì nàng là đàn bà” là những kiểu nói mỉa mai mất dậy, đầy kì thị. Kiểu nói đó không khác gì kiểu nói “nó què cụt/nó thần kinh/nó là trẻ con… chấp làm gì”
Có thể ở vườn hoa người ta không trương biển cấm hái hoa, nhưng văn minh công cộng không nhất thiết bị qui định bởi luật lệ, mà chủ yếu nó bị qui định bởi ý thức. Trẻ con học mẫu giáo đứa nào cũng thuộc bài hát “bông hoa này là của chung”, hà cớ gì chị phó tư pháp không thuộc, không biết?
Có thể dư luận nguyền rủa chị ta bởi chị ta là quan chức, nhưng điều này cũng không hề sai trái. Hơn ai hết, quan chức PHẢI là những kẻ có ý thức hơn người khác. Quan chức vô ý thức, mất nết, bị thiên hạ nguyền rủa là đúng.
Trường hợp quí cô Thanh Hóa thăng tiến nhanh, sở hữu tài sản khủng, bị dư luận săm soi có chứng tỏ một sự bất công chính, mọi rợ hay không?
Nói ngay, báo chí có thể sai về cách thức điều tra, tiếp cận thông tin. Đám đông vô danh có thể suy diễn rồi kết luận ác ý (đám đông nào chả vậy. đám đông Âu-Mỹ cũng thế thôi), nhưng báo chí săm soi cô ta, một công chức có sự thăng tiến cùng tài sản bất thường, là điều công chính. Đó là quyền kiểm soát, là chức năng của báo chí.
Dư luận, người dân săm soi (kiểm soát) quan chức không phải vì người ta ghen tị, mà là người ta đang thực hiện một quyền lợi chính đáng của mình. Theo các triết gia duy lợi thì kiểm soát (quan chức) nhà nước không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ của nhân dân.
Dĩ nhiên tôi cũng không ngây thơ tới độ tin vào cái thứ “quyền lực thứ 4” ở xứ này. Tôi cũng biết thừa quyền lực ấy chỉ là công cụ của ai đó, thế lực nào đó, và các màn “kiểm soát” của báo chí chẳng qua là lớp son phấn che dấu những pha đấu đá, cạnh tranh bẩn thỉu. Nhưng cái gì ra cái đó, không thể bôi bẩn quyền lợi chính đáng của người khác vì bất kì lí do gì, không thể chụp lên quyền lợi ấy bằng sự suy diễn, rằng người ta ghen tị, xấu thói.
Trường hợp đang nóng hổi, là clip vừa được tung lên mạng. Các nhà văn nhà thơ nhà phê bình có số má, tên tuổi ngồi lê đôi mách, hoan hỉ cười cợt với kết luận, chị võ thị sáu bị thần kinh.
Lịch sử, cả sự kiện lẫn nhân vật, bao giờ cũng được nhìn từ nhiều góc. Dù khách quan tới đâu nó cũng đang phản ánh một sự chủ quan. Nhưng chủ quan theo lối bôi bẩn là thứ chủ quan hạ đẳng, bần tiện, vô giá trị.
Tuyên truyền, là thứ vũ khí mà chưa một thế lực chính trị nào từ chối, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Bản thân chữ “tuyên truyền” cũng đã tự nói lên bản chất của nó rồi. Tuyên truyền bao giờ cũng dối trá. Trò bẩn này không phải độc quyền của Cộng sản. Vậy mà các ông mang tiếng trí thức đang lôi một câu chuyện tuyên truyền ra để cười cợt (đằng sau tiếng cười này chắc chắn là “bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự dối trá của chính quyền Cộng sản”. Hehe buồn cười đến vãi lồn vì sự đần độn hồn nhiên của các ông).
Thần kinh (hiểu từ này như là một tính từ, chứ không phải một danh từ chuyên ngành y học) là một khái niệm tương đối. “Trong đôi mắt anh em là con dở, trong đôi mắt em anh là thằng chập”. Chưa kể thần kinh như nhà thơ Bùi Giáng chắc chắn có giá trị hơn nhiều lần cái loại văn thơ tỉnh táo như các ông. Tóm lại, nếu chị Sáu có bị thần kinh thật, thì tôi thấy cũng chẳng có gì đáng buồn cười, đáng hả hê.
Tương tự như việc nói xấu một người vắng mặt, sự xấu xa trước tiên thuộc về kẻ nói xấu, thì việc các ông bôi bẩn một nhân vật lịch sử và hả hê với sự bôi bẩn ấy, kẻ bẩn thỉu trước tiên chính là các ông, những nhà văn nhà thơ vừa bất tài vừa hãm lồn.
Cấp tiến ngu xuẩn thì thà bảo thủ. Thích ngửi cứt thì đừng khen Tây thơm vội mà hãy nói về sự thối tha của chính mình.
Nguồn: Bác Văn Vương
Tin cùng chuyên mục:
Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cần cân nhắc kỹ
Phê phán quan điểm sai lầm của Phạm Xuân Nguyên về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Hà Nội: 70 năm giải phóng – Một chặng đường vinh quang
Vì sao hàng loạt lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine đồng loạt bỏ trốn?