Cuteo@
Hôm mùng 6 tết Đinh Dậu (tức ngày 2/2/17), tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan (núi Đại Huệ, xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An) – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra lễ dâng cặp bánh chưng “khổng lồ” có tổng trọng lượng khoảng 700 kg. Anh Ngô Nguyệt Hữu đã có bài “Phải xem đó là trò mất dạy!”. Xem link dưới:
Tôi là người đồng tình với hầu hết tất cả các stt trên FB của anh và rất nể phục anh bởi trình độ tư duy, khả năng viết lách cũng như tính thẳng thắn, cương trực. Tuy nhiên, trong vụ này, tôi nghĩ, anh Ngô Nguyệt Hữu đã quá lời mất rồi.
Tôi đồng ý với anh tiết kiệm trong bối cảnh Nghệ An đang khó khăn và vừa phải nhận gạo cứu đói là cần thiết, và tôi cũng cực ghét thói hình thức “khổng lồ”, nhưng việc giáo dục truyền thống, quảng bá hình ảnh về địa phương và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng, nhất là việc này lại do các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp thực hiện.
1. Anh viết: “Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An vừa dâng lên thân mẫu của Bác Hồ cặp bánh chưng 700kg. Loan tin, được nấu suốt ba ngày từ 600kg nếp, 100kg đỗ xanh, lá dong, thịt… chia đều mỗi cái 350kg.”.
Thực tế là, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết tỉnh không có chủ trương và không lấy kinh phí nhà nước làm cặp bánh chưng (tổng trọng lượng khoảng 700 kg) dâng lên khu mộ thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xem link dưới:
Như vậy, không có chuyện T”ỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An vừa dâng lên thân mẫu của Bác Hồ cặp bánh chưng 700kg”.
2. Anh viết: “Ông Lê Minh Thông – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An hân hoan, Lễ dâng bánh là truyền thống tốt đẹp, nét văn hóa nhằm giáo dục thế hệ trẻ khắc ghi nguồn cội qua đó góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước, con người xứ Nghệ…”.
Thực tế: Ông Nguyễn Mạnh Cường – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết: “Sở Du lịch tỉnh Nghệ An không tham gia dâng bánh chưng tại khu mộ mà chỉ có Hiệp hội Du lịch Nghệ An tham gia”, và “Sở Du lịch vừa thành lập, không tham gia, không chỉ đạo. Kinh phí làm cặp bánh chưng là do gần 1.000 doanh nghiệp đóng góp”.
Ông Lê Minh Thông – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: “Hôm ấy, chủ tịch tỉnh phân công tôi đi thắp hương trên mộ bà Hoàng Thị Loan. Việc dâng bánh chưng là Hiệp hội Du lịch của tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện. Họ làm, dâng bánh năm năm nay rồi chứ không phải tỉnh Nghệ An đứng ra tổ chức. Bánh dâng xong được phát cho dân nghèo, đó là thành tâm của họ chứ không phải chủ trương của tỉnh Nghệ An, kinh phí cũng do các doanh nghiệp tự đóng góp”.
3. Anh kết luận: “Phải xem đó là trò mất dạy!”.
Tôi không nghĩ đây là trò mất dạy đâu anh, và tôi tin nhiều người đồng tình với tôi về chuyện này. Đành rằng, không tự nhiên các doanh nghiệp ủng hộ để làm chiếc bánh chưng khổng lồ đó. Họ làm một phần vì muốn tỏ lòng biết ơn đối với thân mẫu Bác Hồ, giáo dục cho con cháu truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, phần khác họ làm là vì chính lợi ích của mình, như: quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm…Từ góc nhìn khác, trong điều kiện hiện nay, việc làm có phần “khoa trương” ấy góp phần thu hút khách du lịch tới Nghệ An. Điều đó không phải là có lợi cho người dân sao?
Rất không nên quy chụp mọi doanh nghiệp đóng góp làm việc đó là chỉ vì lợi ích của họ.
4. Cuối cùng, dù có không đồng ý với anh Ngô Nguyệt Hữu vài điểm trên, tôi vẫn đồng ý với anh về chuyện “thân làm lãnh đạo mà không chăm sóc được cho nhân dân trong Tỉnh đến độ phải xin gạo cứu đói” thì phải biết xấu hổ và không nên khoa trương, lãng phí với những kỷ lục kì dị như: bánh chưng, bánh tét đến rượu Vodka, tách cà phê khổng lồ…được dâng cúng.
***
Ảnh chụp màn hình từ FB của anh Ngô Nguyệt Hữu:
Tin cùng chuyên mục:
Không thể chấp nhận lời lẽ xằng bậy của Phạm Xuân Nguyên
Nhiều cán bộ xin thôi làm lãnh đạo: Thực trạng và nguyên nhân
Tình hình xung đột Nga-Ukraine: Các diễn biến mới nhất và phản ứng từ quốc tế
Israel nã đạn vào trụ sở Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Lebanon