Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh là đúng

Người xem: 192

Ong Bắp Cày

Trang mạng có tên Dân Làm Báo đang oa oa lên rằng, Phạm Thanh Nghiên lại bị cấm xuất cảnh. 

Hôm 13/1/2017, Huỳnh Anh Tú là chồng của Phạm Thanh Nghiên tru tréo lên rằng, vợ của y “đang bị an ninh câu lưu tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Tây Ninh và bị cấm xuất cảnh sang Thái Lan”. 


Huỳnh Anh Tú cho biết thêm, Phạm Thanh Nghiên đưa bố chồng sang Thái Lan “chữa bệnh” và “thăm thân nhân”, nhưng “bị an ninh câu lưu” và “bị cấm xuất cảnh”. Tất nhiên, các tổ chức và cá nhân thì địch với Việt Nam không bỏ qua cơ hội này để lớn tiếng dạy bảo, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Ơ hay, làm báo mà không hiểu tại sao Phạm Thanh Nghiên lại bị cấm xuất cảnh thì chết mẹ hết đi. Đơn giản là cô ta, vì những hành động chống lại đất nước, chống lại dân tộc, phản bội lại nhân dân và bị liệt vào danh sách bị cấm xuất cảnh. 

Ở Việt Nam “quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước”, nói cách khác là quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980 và năm 1992 tiếp tục ghi nhận quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân.

Chưa bao giờ những người tử tế lại xuất nhập cảnh dễ dàng như bây giờ, mọi công dân có nhu cầu đều được cấp hộ chiếu, không cần chứng minh mục đích xuất cảnh, thời gian xuất cảnh, nước đến. Những công dân ra nước ngoài, có nguyện vọng ở lại làm ăn, sinh sống lâu dài nhưng không được phía nước ngoài cho cư trú, Nhà nước ta sẵn sàng hợp tác với các nước liên quan ký kết thỏa thuận về việc nhận trở lại công dân, trên cơ sở bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. Với những người do bị kích động, xúi giục, từ bỏ quê hương, đất nước, vượt biên trái phép đến các trại tạm cư ở các nước trong khu vực, nhưng không thể đến được “miền đất hứa”, Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước liên quan tổ chức đưa họ trở về, giúp đỡ họ sớm ổn định cuộc sống ở trong nước. Đối với đồng bào định cư ở nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa và hoàn thiện các quy định về xuất nhập cảnh theo hướng thông thoáng, giải quyết thuận lợi, nhanh chóng thủ tục cho người Việt Nam ở nước ngoài hồi hương hoặc về làm ăn, sinh sống có thời hạn ở trong nước. Theo các quy định hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài được cấp giấy miễn thị thực theo Quy chế của Chính phủ. Có thể khẳng định, những đổi mới về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh là những thành tựu to lớn của Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền xuất cảnh, nhập cảnh của công dân.

Tuy nhiên, cũng giống như những quy định của các quốc gia khác, ở Việt Nam, sẽ có một số công dân Việt Nam bị cấm xuất cảnh và sẽ có những công dân nước ngoài bị cấm nhập cảnh Việt Nam vì lý do an ninh quốc gia và Phạm Thanh Nghiên là trường hợp như vậy. Việc Phạm Thanh Nghiên bị cấm xuất cảnh là phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế

Tương tự như các quốc gia khác, quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam luôn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Khoản 2, điều 14 Hiến Pháp quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng” và điều này hoàn toàn phù hợp với khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc. 

Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc nêu quyền tự do đi lại của mỗi người không bị hạn chế, “trừ những hạn chế do luật định do cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội”. 

Điều đó cho thấy, quyền xuất cảnh, nhập cảnh không phải là một quyền tuyệt đối mà có tính giới hạn, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết pháp luật các nước đều thực hiện để bảo vệ lợi ích quốc gia và công dân. 

Luật Hộ chiếu Hoa Kỳ quy định chính quyền có thể từ chối hoặc thu hồi hộ chiếu vì chính sách đối ngoại hoặc các lý do an ninh quốc gia bất cứ lúc nào. 

Như vậy, pháp luật quy định những trường hợp công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh do đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội…; hoặc, những trường hợp người nước ngoài chưa được nhập cảnh Việt Nam vì lý do phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an ninh quốc gia Việt Nam… là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc.

Trường hợp Phạm Thanh Nghiên

Phạm Thanh Nghiên sinh năm 1977, trú tại số 17 đường Liên Khu, Phương Lưu 2, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng, hiện theo chồng là Huỳnh Anh Tú vào Nam sinh sống. Phạm Thanh Nghiên là đối tượng từng đi tù 4 năm và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự.

Chồng của Nghiên là Huỳnh Anh Tú từng bị kết án 14 năm tù giam, 7 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự.

Điều đáng chú ý, từ khi chấp hành xong án phạt tù, vợ chồng Phạm Thanh Nghiên vẫn tiếp tục có các hành vi chống phá nhà nước, bằng cách viết hoặc dẫn lại các bài viết có nội dung xuyên tạc, bịa đặt và vu khống đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, cố tình hạ uy tín của những lãnh đạo cấp cao, kích động một bộ phận người dân chống chính quyền và xuyên tạc tình hình đất nước. 

Với lý do trên, Phạm Thanh Nghiên sẽ không được pháp xuất cảnh.

Trong Biên bản của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài ghi rõ lý do thì chưa được xuất cảnh: “Căn cứ công văn của Công an Thành phố Hải Phòng ngày 30/4/2015 và Thông báo số 041/CCK-KTNV của Cục cửa khẩu ngày 13/5/2015 về việc: Thông báo danh sách đối tượng quản lý nghiệp vụ (chưa được xuất cảnh)”.

Như vậy, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài có đủ cơ sở pháp lý và làm đúng chức năng trong việc từ chối yêu cầu xuất cảnh sang Thái Lan của Phạm Thanh Nghiên.





Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *