LÝ DO GIÁO DÂN ĐÔNG YÊN CHẶN QUỐC LỘ 1A

Người xem: 165


Tác giả: Bien Che

Lại chiêu bài cũ, tập trung đông người, kéo nhau ra tuyến đường huyết mạch Bắc – Nam (QL1A) mang theo những vật dụng cản đường, khoảng 1000 giáo dân Giáo xứ Đông Yên (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã gây ùn tắc giao thông kéo dài trong mấy tiếng đồng hồ liền vào sáng ngày 14/1/2017. Bên cạnh đó, đám giáo dân cực đoan này còn đưa cả theo lưới đánh bắt cá để giăng ngang đường QL1A, không cho các phương tiện giao thông đi qua để phản đối với lý do: Chính quyền không đền bù thiệt hại sau sự cố Formosa cho họ.

Trên trang “Tin mừng cho người nghèo” (một trang tin chuyên đưa tin về Giáo hội Công giáo) còn đăng hẳn 01 bài, trong đó có đoạn giải thích cho việc đám đông giáo dân kéo ra đường QL1A là vì: “Gần 10 tháng nay, kể từ khi xảy ra vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do tác nhân Formosa xả thải, giới chức cầm quyền đã tự ý nhận tiền đền bù 500 triệu USD của doanh nghiệp này và hứa sẽ đền bù thiệt hại cho bà con ngư dân, nhưng cho đến nay lời hứa vẫn chưa được thực hiện. Phẫn nộ trước sự thờ ơ, vô trách nhiệm của nhà cầm quyền, hàng trăm bà con ngư dân ở giáo xứ Đông Yên, G.p Vinh đã xuống đường biểu tình tại Đèo Con, vào sáng ngày 14.01.2017”.

Có hay chăng vụ việc chính quyền không thực hiện quy chế đền bù thiệt hại cho người dân sau sự cố Formosa?

Sự thật nó ngược lại hoàn toàn so với những luận điệu mà đám giáo dân đang vịn vào và những trang tin cố tình xuyên tạc để đánh lạc hướng dư luận. 

Khi số tiền đền bù sau sự cố Formosa xảy ra, chính quyền Hà Tĩnh đã triển khai thống kê, thẩm định, thẩm tra việc kê khai, áp giá bồi thường cho các ngư dân và các đối tượng thuộc quy định. Thị xã Kỳ Anh, trong đó có giáo xứ Đông Yên là những khu vực được ưu tiên nhất trong đợt đền bù đầu tiên. Trong khi các thôn khác đều tuân thủ thực hiện công tác kiểm đếm và thẩm định những thiệt hại của gia đình mình sau sự cố môi trường biển và đã nhận được tiền đền bù đúng thời hạn thì 7 thôn tại thị xã Kỳ Anh cố tình không thành lập hội đồng đền bù để kiểm đếm và thẩm định thiệt hại cho các hộ dân sau sự cố môi trường.

Giáo dân Giáo xứ Đông Yên còn đưa cả lưới đánh bắt cá để giăng ngang đường QL1A ngăn cản không cho các phương tiện giao thông tham gia giao thông, gây ùn ứ kéo dài hàng tiếng đồng hồ (Nguồn: Intetnet)

Thông tin này, trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã phản ánh kịp thời. Đến nay, theo thống kê, thị xã Kỳ Anh có 55 thôn bị thiệt hại thì đến nay đã có 48 thôn đã hoàn thành việc kiểm đếm theo quy định. 7 thôn còn lại chưa thực hiện kiểm đếm, ngoài 4 thôn ở Đông Yên (xã Kỳ Lợi), 3 thôn còn lại nằm rải rác ở các xã khác. Người dân ở các thôn này ngoài việc không hợp tác trong việc kiểm đếm mà còn có những hành vi gây khó khăn cho phía chính quyền trong việc tiến hành đền bù thiệt hại sau sự cố môi trường biển. 

Vậy, tại sao đám giáo dân cực đoan Giáo xứ Đông Yên vẫn cứ cố bám vào luận điệu vu khống chính quyền không thực hiện đền bù sau sự cố môi trường biển? Theo thông tin riêng của Mõ nắm được, thì xuất phát từ việc, vì tại Kỳ Anh, đến thời điểm hiện tại đã có 48 thôn rất tích cực hợp tác trong việc kiểm đếm nên đã nhận được đền bù, trong số 7 thôn không chịu hợp tác, lại có một số hộ dân hợp tác với chính quyền nhưng không dám công khai vì lý do riêng. Đó là, họ bị người đứng đầu xứ Đông Yên hăm dọa rằng: Những gia đình nào hợp tác với chính quyền trong việc kiểm đếm để nhận đền bù thì sẽ bị đuổi ra khỏi giáo xứ và không được chủ chăn thực hiện các quyền lợi liên quan trong đạo Giáo hội Công giáo. 

Cũng vì điều này mà mới có những chuyện bi hài như, một số hộ gia đình hợp tác với chính quyền để được nhận tiền đền bù thì phải giấu kín, không sẽ bị cô lập vì trái ý của vị Linh mục quản xứ Đông Yên.

Và sự việc đám đông giáo dân kéo nhau ra đường QL1A thực hiện các hành vi gây cản trở giao thông sáng ngày 14/1 vừa qua và trước đó chính là sản phẩm do vị chủ chăn đứng đầu giáo xứ Đông Yên xúi giục, kích động. Chỉ vì để thỏa mãn thói ích kỉ của mình mà vị chủ chăn này để cho các con chiên của mình sống trong cảnh bần túng, không được nhận tiền đền bù sau sự cố biển.

Vị Linh mục quản xứ Đông Yên không ai khác, đó chính là Trần Đình La

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *