Khoai@
Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà cây bút trở cờ Phạm Chí Dũng viết về ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ 4T. Bài viết có tựa đề “Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương’ Trương Minh Tuấn – ‘Tay kiếm lạnh lùng và tàn nhẫn”. Đây là bài viết kiểu “nêu bóng cho người khác đập”. Bài có tính gợi ý và kích động cho lũ lều báo tấn công vào cá nhân ông Bộ trưởng cũng như thể chế chính trị hiện tại tại Việt Nam.
Nhắc đến ông Trương Minh Tuấn, người ta nhắc đến một chính khách bản lĩnh, thông minh, thẳng thắn, cương trực, nói đi đôi với làm. Ông Tuấn cũng là nỗi ám ảnh thường trực của báo bẩn. Kể từ khi làm Bộ trưởng bộ 4T, ông đã có nhiều đóng góp làm trong sạch nền báo chí nước nhà, trong đó có những động thái quyết liệt nhằm loại bỏ những con sâu trong làng báo.
Dù muốn hay không cũng phải công nhận rằng, từ ngày đảm trách quản lý báo chí, ông Trương Minh Tuấn đã tỏ rõ được bản lĩnh chính trị của một nhà quản lý. Thái độ quyết liệt, không nương tay đối với xu hướng “lá cải” với những “lều báo” chỉ biết khai thác tình tiết giật gân, vô cảm trong những chủ đề “cướp, giết, hiếp, nội y showbiz”…
Ông Trương Minh Tuấn dám làm cái việc mà trước đến nay chưa ai làm là quy hoạch lại báo chí theo hướng thu gọn đầu mối, tiếp cận thị trường để báo chí có thể tự nuôi lấy mình, lấy luật lệ làm công cụ để quản lý, thưởng phạt phân minh. Đối mặt, không nương tay với tự do vô chính phủ, cố tình gieo mầm ác trong hoạt động truyền thông… Những cái đó được bạn đọc chân chính tán thưởng, ủng hộ nhưng lại quất ngọn roi vào những nhóm người, cá nhân vô chính phủ, cơ hội, đi ngược lại tôn chỉ mục đích của báo chí cách mạng.
Những hành động của ông đã làm lũ lều báo và đám cơ hội chính trị vô cùng tức tối và đương nhiên ông trở thành mục tiêu săm soi, bắn phá. Bất lực vì không khai thác được gì về tư cách đạo đức, phẩm chất cán bộ từ ông, chúng hèn hạ dựng vở “đấu đá” chính trị, tô vẽ diện mạo “tuyên giáo”, gán cho ông là kẻ máu lạnh “bàn tay sắt”, rồi “gia đình trị”…và sau một thời gian dài nằm im, hôm nay chúng gán cho ông chức “Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” và “Tay kiếm lạnh lùng và tàn nhẫn” để kích động mâu thuẫn nội bộ, đồng thời kích động lũ phóng viên biến chất chĩa mũi dùi vào ông.
Dù muốn hay không thì trong bài viết của mình, Phạm Chí Dũng cũng phải chua chát nhìn nhận những đóng góp của ông Tuấn trong việc loại bỏ những nguy cơ đe dọa nền báo chí nước nhà.
Dũng viết: “Tháng Mười năm 2016 đã đi vào lịch sử của nền “báo chí cách mạng” với hàng loạt vụ “trảm” Có lẽ phải rất lâu nữa giới nhà báo quốc doanh mới lãng quên được cơn khủng hoảng đột biến này. Nhiều cái tên đã bị “trảm” như Nguyễn Như Phong của tờ báo chuyên chính Petrotimes, Lê Bình của VTV24, Võ Khối của báo Thanh Niên, Nguyễn Thanh Phong của báo Lao Động và Xã Hội. Cũng trong Tháng Mười, đã có hai tờ báo điện tử là Petrotimes và Tầm Nhìn bị đình bản – quá nhiều so với mật độ xử lý báo chí thưa thớt trước đây. Báo giới nhà nước rúng động ghê gớm. Chỉ dám thầm thì hoặc tảng lờ trong các cuộc họp nội bộ, nhưng bùng phát trong các quán cà phê, nhiều nhà báo cho rằng đây thực sự là một chiến dịch “đánh” báo chí mà ông Trương Minh Tuấn là “tay kiếm” chủ công và có đủ đức tính lạnh lùng, tàn nhẫn?”.
Có lẽ Phạm Chí Dũng quên trường hợp của Đỗ Hùng, nguyên Tổng thư ký báo Thanh Niên – người đã bị ông Tuấn cương quyết thu hồi thẻ nhà báo – từ khi ông mới làm Thứ trưởng và gần đây là Mai Phan Lợi – một nhân vật zân chủ cấp tiến có ít nhiều ảnh hưởng trong làng dzân chủ Việt hiện nay.
Vâng, “trảm” thì đã sao khi nhờ nó mà báo chí nước nhà được thanh lọc sạch sẽ?
Thực tế những gì ông Tuấn làm đều được người dân đồng tình ủng hộ. Phạm Chí Dũng cho rằng, những gì ông Tuấn đang làm “không khác gì “cảnh sát tư tưởng,” và ông đang làm thay nhiệm vụ trấn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí của ngành công an”. Ở đây có 2 vấn đề cần nhận thức rõ là, (1) việc ông Trương Minh Tuấn đang làm không khác gì “cảnh sát tư tưởng” và (2) ông “đang làm thay nhiệm vụ trấn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí của ngành công an”.
Ở vế thứ (1) đó là bổn phận của ông Tuấn đối với đất nước trong vai trò là một Bộ trưởng, một công dân. Cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác không chỉ là cuộc chiến giữa người này với kẻ khác mà còn là cuộc chiến tư tưởng diễn ra trong não bộ của một con người cụ thể. Cái khó nhất là anh ta phải làm sao để chiến thắng được cái ác của chính mình. Để trở thành một nhà báo giỏi, có ích cho xã hội thì ngoài chuyên môn, bạn phải luôn tự kiểm soát bản thân và điều đó cũng có nghĩa bạn đang làm cảnh sát tư tưởng cho chính bản thân và đồng nghiệp.
Trong vế thứ (2), Phạm Chí Dũng đã mắc sai lầm, bởi cảnh sát ở chế độ nào cũng phải làm tròn bổn phận của mình là bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước, trong đó có việc phát hiện và đập tan những âm mưu lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá chế độ, chống lại đất nước. Với thứ “báo chí” cổ súy cho cái ác, kích động người dân chống chế độ, phản bội lợi ích dân tộc, đi ngược lại với nguyện vọng của người dân thì việc trấn áp, đè bẹp và “trảm” là việc làm cần thiết.
Thực tế đã cho thấy, kể từ khi lên nhậm chức Bộ trưởng Bộ 4T, ông Trương Minh Tuấn đã có những động thái tích cực góp phần tạo ra một diện mạo báo chí sạch sẽ hơn. Những gì mà Phạm Chí Dũng đang tìm cách kích động, hướng lái dư luận chĩa mũi dùi vào ông Trương Minh Tuấn chắc chắn sẽ lại thất bại.
Tin cùng chuyên mục:
Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cần cân nhắc kỹ
Phê phán quan điểm sai lầm của Phạm Xuân Nguyên về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Hà Nội: 70 năm giải phóng – Một chặng đường vinh quang
Vì sao hàng loạt lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine đồng loạt bỏ trốn?