Khoai@
Bạn Le Thithuthuy có bức biếm họa rất hay, nó gợi nhớ nhiều điều về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Sau hình ảnh này là một trang sử mới của đất nước.
Hình ảnh chiếc trực thăng cuối cùng chở người Mỹ và những kẻ bợ đít, làm nô lệ cho quân xâm lược, “cõng rắn cắn gà” nhà, chen nhau tháo chạy khỏi Việt Nam sẽ vẫn mãi là nỗi điếm nhục của kẻ xâm lược và bè lũ vong nô.
Đây là một bức tranh biếm hoạ từ báo quốc tế nhìn …quen quen. Tựa đề: Chuyến phi cơ cuối cùng khỏi …Hollywood !
***
Một chiếc trực thăng UH màu trắng bạc, đậu chênh vênh trên một nóc nhà nhỏ.
Bức ảnh nguyên gốc trực thăng đón và bốc người đi di tản
Hình ảnh này xuất hiện trên nhiều tờ báo Mỹ và phương Tây đúng ngày 30/4/1975 khi loan tin “The fall of Saigon” – Sài Gòn thất thủ.
Hình ảnh bi hài ấy nhanh chóng trở thành một biểu tượng cay đắng của một đế quốc khổng lồ tháo chạy khỏi một cuộc chiến dai dẳng với một đất nước nhỏ bé.
Nhiều năm sau chiến tranh, bức ảnh có mặt ở nhiều nơi với dòng chú thích: trực thăng bốc người trên nóc Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. Nhưng sau đó, quyển hồi ký của Frank Snepp – điệp viên CIA mang tên Decent interval (ở VN sách được dịch với tên Cuộc tháo chạy tán loạn) cho biết đây không phải là Sứ quán Mỹ mà là tòa nhà số 22 Gia Long (bây giờ là đường Lý Tự Trọng).
Hubert van Es – tác giả bức ảnh
Tác giả của bức ảnh The last helicopter là Hubert van Es, người Hà Lan, cũng là người phóng viên cuối cùng của Hãng thông tấn Mỹ UPI có mặt tại Sài Gòn. Dưới đây là một đoạn ông kể lại cảnh chụp bức ảnh:
Hôm đó là thứ ba 29/4/1975, vào lúc 11 giờ trưa, các phóng viên nước ngoài có mặt ở Sài Gòn được Sứ quán Mỹ thông báo khẩn phải đến ngay địa điểm tập trung đối diện Bệnh viện Grall (Nhi đồng 2 ngày nay) trên đường Gia Long (Lý Tự Trọng) để ra sân bay. Khi tiễn các phóng viên ra xe, Hubert đã thấy cảnh thủy quân lục chiến Mỹ gạt bỏ phũ phàng những người VN muốn bám theo. Và rồi, một loạt cảnh náo loạn diễn ra ngay trên đường Tự Do (Đồng Khởi) – con đường số 1 của Sài Gòn. Suốt từ sáng đến tối hôm đó, trên bầu trời Sài Gòn lúc nào cũng thấy có một loạt trực thăng ngược xuôi rầm rộ.
Hubert trở về Văn phòng UPI ở tầng chót một khách sạn trên đường Tự Do cách không xa khách sạn Caravelle để làm ảnh. Khoảng 2 giờ 30 trưa, ông nghe nói có một chiếc trực thăng đang đáp trên nóc một tòa nhà chỉ cách 4 – 5 block. Lập tức, Hubert vội lấy máy ảnh, không quên mang theo ống kính tele 300 duy nhất ở văn phòng để chạy ra ban công săn hình. Qua ống kính, Hubert thấy trên tầng thượng tòa nhà có một chiếc trực thăng nhỏ bé đậu chênh vênh vì diện tích hạ cánh quá hẹp. Một nhân viên mặc thường phục đứng ngay cửa máy bay, cúi người kéo từng người lên và nhồi họ vào trực thăng. Thế rồi, chiếc trực thăng cất cánh, hàng người bên dưới nhốn nháo, tiếp tục trụ lại trên nóc tòa nhà. Cùng lúc Hubert chụp liên tục 10 kiểu ảnh từ lúc chiếc trực thăng bốc người cho đến lúc nó cất cánh bay đi.
Hubert trở lại ngay buồng tối để làm ảnh cho kịp việc truyền ảnh đi Nhật theo quy ước sẽ thực hiện vào 5 giờ chiều mỗi ngày. Ảnh sẽ truyền qua đường vô tuyến tại Nhà bưu điện trung tâm Sài Gòn. Mỗi ảnh có kèm chú thích, thời gian truyền một ảnh hồi ấy là 12 phút. Văn phòng UPI Tokyo đã nhận được 10 bức ảnh của Hubert nhưng không hiểu vì sao đã hiểu sai chú thích ảnh của ông. Thay vì ghi lại theo chú thích của Hubert là cảnh trực thăng bốc người di tản trên nóc một tòa nhà trung tâm Sài Gòn thì họ lại ghi là trực thăng bốc người ở nóc Sứ quán Mỹ! Có lẽ vào thời điểm đầy kịch tính đó, người ta đã liên tưởng ngay một hình ảnh rất tiêu biểu là người Mỹ sẽ tháo chạy từ chính sứ quán – lãnh thổ của họ. Đúng ra, chiếc trực thăng cuối cùng là chiếc trực thăng chở tiểu đội thủy quân lục chiến Mỹ lặng lẽ cất cánh khỏi nóc Sứ quán Mỹ vào rạng sáng 30.4 nhưng lúc ấy không ai chụp ảnh hay quay phim được.
Sáng 30/4, Hubert còn in thêm nhiều ảnh mới chụp của mình và các cộng tác viên. Trong đó theo ông ý nghĩa nhất là bức ảnh một cao ốc gần Sứ quán Mỹ bốc cháy. Những bức ảnh cuối cùng ấy đã được một nhân viên VN của UPI mang ra Nhà bưu điện để truyền đi song đến 12 giờ 20, anh điện thoại cho Hubert nói rằng bộ đội đã ở ngoài cửa phòng truyền ảnh. Hubert bảo anh ráng truyền thêm 5 phút nữa. Tuy nhiên, sau đấy, các máy truyền ảnh cũng như điện thoại ra nước ngoài đã bị cắt. Bức ảnh cao ốc bốc cháy chỉ truyền được phân nửa. Dẫu sao, những bức ảnh cuối cùng của Hubert đã không thay thế được bức ảnh Chiếc trực thăng cuối cùng bất hủ!
Tin cùng chuyên mục:
Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cần cân nhắc kỹ
Phê phán quan điểm sai lầm của Phạm Xuân Nguyên về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Hà Nội: 70 năm giải phóng – Một chặng đường vinh quang
Vì sao hàng loạt lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine đồng loạt bỏ trốn?