TẢN MẠN VỀ VỤ NƯỚC MẮM – TRUYỀN THÔNG CẤU KẾT BẤT LƯƠNG

Người xem: 236

Nguyen Nhat Quang

TẢN MẠN: Về vụ nước mắm – “truyền thông cấu kết bất lương”

Trong lúc đang chờ kết quả điều tra của Bộ CA về mức độ và hình thức “cấu kết bất lương của truyền thông” ở một số tờ báo, để hạ gục mặt hàng nước mắm truyền thống, có thể nhận thấy:

1. Biểu hiện sự tha hóa của báo chí – truyền thông.

Tha hóa của sự vật, hiện tượng, có thể được hiểu là nó không còn là nó nữa.

Chúng ta hay nói đến báo chí với tính cách mạng và chuyên nghiệp, nhưng thực tế qua “vụ nước mắm” thì một số tờ báo đi ngược lại tính chuyên nghiệp và cách mạng của báo chí.

Tính cách mạng của báo chí trước hết được hiểu là nó đứng về phía nhân dân, vì nhân dân và công chúng mình, chứ không vì “lợi ích đen của DN” vì như vậy là biểu hiện trục lợi – ở các mức độ khác nhau.

Tính cách mạng của Đảng cũng chính là ở chố nó luôn vì lợi ích chân chính của nhân dân, vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”; là thực thi sự nghiệp “của dân, do dân, vì dân’; ở chỗ Đảng có thỏa mãn được nguyện vọng của triệu triệu người dân hay không.

Báo chí đồng hành cùng DN, phản ánh những hoạt động, vấn đề của DN đang đặt ra để giúp các bên liên quan cùng tháo gỡ. Mỗi khi hoạt động thông tin của báo chí bị DN “dắt mũi” vì lợi ích riêng mà lợi ích ấy xung đột lợi ích cộng đồng, thì BC không còn là BC chân chính nữa, vì nó không vì công chúng và nhân dân mình.

Tính chuyên nghiệp của báo chí chủ yếu ở chỗ thực hiện nghiêm túc các nguyên tác hành nghề tác nghiệp. Trước hết là tôn trọng sự thật. “Sự thật đẹp đẽ nhất là sự thật được nói đúng sự thật” (V.I. Lê-nin). Ngoài ra, BC còn phải tuân thủ các nguyên tắc khác nữa,… Ở đây còn phải nhin nhận rõ địa vị pháp lý của cơ quan BC, người đứng đầu cơ quan BC va NB theo Luật BCVN. Tức là trách nhiệm xuất bản tin tức của người đứng đầu – chứ không phải ở thư ký hay Tổng thư ký tòa soạn!

Tha hóa của báo chí – truyền thông có thể biểu hiện trước hết ở chỗ lạm dụng quyền được ủy quyền của tổ chức và công chúng trong cung cấp thông tin, thực hiện quyền được thông tin cho công chúng, DLXH và khách hàng – thị trường, để trục lợi, để bảo kê thông tin, để cấu kết và tiếp tay cho các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, để cùng trục lợi – chủ yếu là trục lợi cá nhân, nhóm người có trách nhiệm trong dây chuyền sản xuất sản phẩm BC.

Những loạt thông tin trên BC, kể cả quảng cáo đúng thời điểm nhằm hạ bệ nước mắm truyền thống vừa qua (chủ yếu từ 07-17/10/2016) là biểu hiện vi phạm đạo lý (không chỉ là đạo đức nghề nghiệp BC) của người làm báo. Vì nó đánh vào truyền thống sản xuất và tiêu dùng của cha ông, của dân tộc để đi tiếp tay cho nước mắm bẩn của các DN “chịu đầu tư đen”, “chịu loby đen” để dắt mũi một số nhà báo có quyền chức trong tòa soạn. Sự tha hóa này đánh vào cội rễ của dân tộc, đánh vào đạo lý cha ông ta. Cái này cư dân mạng đã gọi tên là “điếm bút”.

Hiện có nhiều chiêu thức bảo kê thông tin cho các DN, các cơ quan bằng hình thức thông qua các kiểu hợp đồng truyền thông”, “hợp đồng tuyên truyền”. Thông qua một khoản tiền theo hợp đồng, chứng 3 đến 500 triệu, cho đến dăm, mười tỷ với hàm ý “không bao giờ đụng đến các tiêu cực của bên A”, thậm chí có báo nào đùng đến thì bên B tích cực, sốt sắng đứng ra “đánh lại” để bao che….Do đó, có cơ quan chuyên tuyển “chân dài” vào chỉ để đi “moi hợp đồng” và khoán theo doanh thu hợp đồng,…

“Thượng bất chín, hạ tắc loạn” ngày trong một số cơ quan BC này, làm cho anh chị em PV cũng “tùy cơ ứng biến” để “bù trừ” chi phí,…

Đúng là hoạt động BC hiện nay, chúng ta rất chia sẻ với các TBT trong tìm kiếm nguồn thu cho cơ quan BC, để phát triển kinh tế BC. Nhưng phát triển kinh tế BC cần duweja rên cơ sở chiến lược thông tin để phát triển công chúng – khách hàng – thị trường; từ đó gia tăng các nguồn thu; chứ không phải đi bảo kê thông tin.

Chính vì vậy, trong con mắt công chúng và DLXH, báo chí đang trở thành một hình ảnh khác, không như trước đây.

Với những chiêu thức như vậy của một số cơ quan BC, liệu BC chính thống của chúng ta có chung sức cùng CP, giúp Đảng và NN củng cố niềm tin nơi công chúng và nhân dân ?

Vì thế, công luận đang nhìn vào “văn hóa “ứng xử” của Bộ 4T và các cơ quan chủ quản trong quá trình xử lý. Sự nghiêm minh mỗi khi nhìn rõ bản chất câu chuyện là cách có thể lấy lại uy tín, chứ không phải xuê xoa và phân vai nhận trách nhiệm để “đỡ” cho nhau,…

Buồn hơn chuồn chuồn !

2. Không đồng hành cùng chính phủ, gây thêm khó khắn, phức tạp cho công tác quản lý

Vấn đề trên đây lại xẩy ra trong bối cảnh Chính phủ nhiệm kỳ mới đang quyết tâm xây dựng CP kiến tạo, CP hành động,….vì dân; trong bối cảnh CP đang phải đương đầu với bao vấn đề gay cấn, khó khăn và thách thức để giải quyết các vấn đề nan giải của nền KTXH, để vực dậy nền KT, để lấy lại niềm tin của nhân dân đang bị rơ rớt.

Như vậy, vụ “cấu kết bất lương” giữa truyền thông và “DN đen”- thuật ngữ của Bộ trưởng Bộ 4T, làm cho một số tờ báo đã không đồng hành cùng CP, gây khó khăn, phức tạp thêm cho CP trong nỗ lực ổn định tình hình sản xuất và đời sống.

Cuộc sống của nguoi dân chúng ta cũng đang gặp đầy rẫy những khó khăn, nhất là sản xuất trong nước; các mặt hàng sản xuất truyền thống,…, sản xuất trong nước đang bị hàng ngoại chèn ép, đẩy văng ra ngoài lề để thay vào đó không ít hàng độc hại chiếm lĩnh thị trường và lừa dối người tiêu dùng, thì một số cơ quan BC lại đi ngược lại mong đợi của công chúng, khách hàng và nhân dân. Đánh vào mặt hàng truyền thống của cha ông là đánh vào đạo lý dân tộc, là đánh vào gốc rễ của nơi chôn nhau cắt rốn; lại đi “đâm thuê chém mướn” cho DN đen để trục lợi.

Những cơ quan báo chí và nhà báo “cấu kết bất lương” như vậy, liệu có “ăn ngon, ngủ yên” trên nỗi đau của cộng đồng, trên nỗi xót xa của nguồn cội cha ông?

Ngẫm mà buồn và đau cho nghề báo.

P/S: Tản mạn trước giờ vào cá 3, 17h20, T4, 26/10/2016

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *