Đức Thiện
Năm 1777, James Cook khi đến hòn đảo Tahiti, một ngày nọ, ông được Tộc trưởng bộ lạc ở đây mời đến xem nghi lễ sát tế một người đàn ông để họ dâng lên thần Eatooa với hy vọng thần Eatooa sẽ nâng đỡ bộ lạc trong cuộc chiến sắp xảy ra. Cook, dù thân thiện với sắc tộc này, ông không thể giấu giếm sự ghê tởm với hành động này. Sau đó, trong một buổi nói chuyện với tộc trưởng, qua người thông dịch, ông nói rằng: Nếu việc này xảy ra tại Anh quốc, người ta sẽ treo cổ ai đã làm những việc này.
Câu chuyện trên về Cook thường được nói đến khi các học giả, các nhà nghiên cứu tôn giáo bàn về vấn đề bạo lực trong quan điểm của Thiên Chúa Giáo. Cook là 1 người Công giáo và đối với ông, ý tưởng giết một ai đó để xoa dịu Thượng đế là một việc ghê tởm. Nói cách khác, bạo lực nhân danh Chúa là 1 điều ghê tởm.
Tôi đã xe rất kỹ các clip, hình ảnh về cuộc biểu tình được dẫn dắt bởi những người khoác áo tu tại Kỳ Anh vừa qua. Tôi đã thấy tài sản bị đập phá, các công trình của 1 nhà đầu tư nước ngoài bị xâm phạm, những khẩu hiệu cực đoan vượt ra ngoài khuôn khổ như những người khởi xướng đề ra. Tôi đã thấy các hành động bạo lực thời trung cổ được tái hiện khi những người biểu tình cầm đá đuổi ném lực lượng bảo vệ trật tự. Đó, không phải là 1 cuộc đấu tranh bất bạo động mà là bạo lực và nó ẩn chứa mầm mống của 1 phong trào đập phá, như từng diễn ra tại Vũng Áng cách đây vài năm, nếu như không được kiểm soát.
Chúa không ủng hộ bạo lực như vậy thưa các anh chị em!
Đức Giê-su, trong căn bản, là một vị chủ hòa mà trọn mục tiêu ở đời là để mình bị tra tấn cho đến chết. Ông còn minh nhiên ngăn cấm đồ đệ không được dùng vũ lực để bảo vệ mình. Chương 18 Tin mừng Gioan có viết và hẳn các Linh mục lẫn giáo dân thuộc lòng: “Lúc ấy Simôn Phêrô tuốt kiếm, đâm vào viên đầy tớ của thượng tế, và cắt đứt một tai của anh ta… Đức Giê-su bèn nói với Phêrô: “xỏ gươm của người vào vỏ: chén đắng mà Cha ta trao cho ta, há ta lại không uống hay sao?”
Điều trên không hàm ý cho rằng mọi tín hữu Công giáo phải là người chủ hòa. Nhưng nó chắc chắn một điều: Lời của Giê-su đã lên cung giọng cho tôn giáo của họ. Cuộc đời của vị sáng lập một tôn giáo vốn được nêu cao cho các tín hữu làm mẫu mực giúp họ sống cuộc sống riêng của họ. Giê-su không kêu gọi, cổ vũ cho bạo lực. Chúa không kê đơn bạo lực để giải quyết vấn đề. Điều này rõ ràng trong mạc khải Ki-tô.
Thế nhưng, bằng nhiều kiểu cách khác nhau, những người nhân danh Chúa vẫn cứ ném đá lên đầu người khác bằng giới răn, và mang niềm tin sai lầm rằng Thiên Chúa muốn sự bạo lực đó.
“Theo Chúa là luôn nhìn lên Chúa và đi theo Ngài. Sức mạnh đích thật của Ki-tô hữu là sức mạnh của sự thật và tình yêu thương, bao gồm việc từ chối mọi bạo lực. Đức tin và bạo lực không tương hợp với nhau.” Hẳn các anh chị em vẫn nhớ những lời huấn thị này của Đức Thánh Cha Francisco?
Xin nhắc lại, Chúa không kê đơn bạo lực để giải quyết vấn đề. Điều này rõ ràng trong mạc khải Ki-tô.
Video: Chúa kê đơn bạo lực với công an và bộ đội?
Tin cùng chuyên mục:
Không thể chấp nhận lời lẽ xằng bậy của Phạm Xuân Nguyên
Nhiều cán bộ xin thôi làm lãnh đạo: Thực trạng và nguyên nhân
Tình hình xung đột Nga-Ukraine: Các diễn biến mới nhất và phản ứng từ quốc tế
Israel nã đạn vào trụ sở Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Lebanon