Cứ mỗi mùa tuyển sinh, người ta lại phải đọc không biết bao nhiêu tâm thư của những thí sinh ‘chết trước ngưỡng cửa thiên đường’.
Đó là những thí sinh có đủ điểm để vào các trường công an nhưng không được xét vì lí lịch không đủ điều kiện. Đa số là do những tiền án, tiền sự, án tích của phụ huynh các em để lại từ trước đó. Những vụ việc tưởng đã trôi vào lãng quên và thậm chí là các em cũng không từng được biết, đã ngăn cản con đường học tập, thực hiện ước mơ của các em.
Với cá nhân các em, đó là sự thiệt thòi to lớn.
Với cha mẹ, người thân của các em, đó là nỗi day dứt, vì quá khứ sai lầm mà làm ảnh hưởng đến con cháu.
Cũng vì thế mà mỗi bức tâm thư đều tha thiết, đẫm nước mắt, trình bày những hoàn cảnh không ai giống ai.
Mỗi năm Bộ Công an nhận được rất nhiều lá thư xin cứu xét kiểu như vậy. Người ta còn hóm hỉnh rằn bộ này đang biến thành “Bộ tâm thư”.
Giá mà Formosa gặp được ‘chủ nghĩa lý lịch’, thì tốt!
Dư luận xã hội vài năm trở lại đây đã có ý kiến rằng ngành công an nên bỏ “chủ nghĩa lý lịch” “chủ nghĩa hồ sơ” để tránh những trường hợp đáng tiếc hoặc bỏ sót nhân tài.
Việc này là yêu cầu khắt khe của một ngành trọng điểm về an ninh quốc gia, bảo an trật tự cho xã hội. Vậy nên, có lẽ không thể bàn bạc trong một sớm một chiều.
Tuy nhiên, qua sự khắt khe này lại mang đến sự tiếc nuối khác.
Giá như, với lý lịch của Formosa mà người ta cũng thẩm tra kỹ như lý lịch vào ngành công an, thì có phải đất nước ta đã tránh được thảm họa rồi không?
Cách đây chưa lâu, người ta còn lao vào đổ lỗi cho ông Võ Kim Cự vụ Formosa, một trong những lý do là việc ông này không cho thẩm tra kỹ lý lịch của tập đoàn này trước khi hợp tác làm ăn.
Formosa có “lý lịch đen” gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nước trên thế giới, Formosa từng nhận giải “hành tinh đen”, Formosa chuyên về linh kiện điện tử, sản xuất hạt nhựa mà chưa bao giờ là nhà sản xuất thép có kinh nghiệm và tiếng tăm.
Người ta chỉ quan tâm đến bản chào hàng do Fomosa mang đến và nhanh chóng choáng váng với quy mô hoành tránh, cùng lời hứa rót vốn khổng lồ của tập đoàn này. Vì thế mà quên mất điều tra lý lịch để rồi dẫn đến hậu quả đáng tiếc là doanh nghiệp này hủy hoại môi trường ven biển 4 tỉnh miền Trung.
Cái giá của việc “soi lý lịch” đôi khi cũng lớn như thế!
Điều này cho thấy rằng, chúng ta đôi khi chỉ chăm chăm nhìn xuống bàn chân mình, tự vấn, tự soi xét mình quá nhiều mà quên ngẩng mặt lên nhìn thiên hạ, phản biện một cách sòng phẳng, đàng hoàng.
Phán xét một cách song phẳng với chính mình và đối tác, cũng là cách tránh được tiếng hèn.
Lưu Thuỷ
Tin cùng chuyên mục:
Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cần cân nhắc kỹ
Phê phán quan điểm sai lầm của Phạm Xuân Nguyên về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Hà Nội: 70 năm giải phóng – Một chặng đường vinh quang
Vì sao hàng loạt lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine đồng loạt bỏ trốn?