LâmTrực@
Từ một quân nhân, theo vết trượt dài, sau khi xuất ngũ, Ngô Xuân Phúc trả thẻ đảng, tuyên bố hoạt động zân chủ theo đám zận sĩ nửa mùa, phỉ báng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ngợi ca Ngô Đình Diệm, đả phá chính quyền. Và mới đây, Ngô Xuân Phúc, nhân chuyến đi Thái Lan, đã làm đơn xin tị nạn chính trị, chính thức tuyên bố “một quan điểm nhất quán với nỗ lực tác động nhằm thay đổi nhận thức và hành động của chính quyền cộng sản Việt Nam”. Có thông tin Phúc đang được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tạo điều kiện ổn định cuộc sống tại Bangkok, Thailand và hoàn tất các bước đầu tiên cần thiết để xin quy chế tỵ nạn chính trị.
Ngô Xuân Phúc bắt đầu nổi tiếng từ vụ tranh chấp tác quyền bài thơ “Tổ quốc gọi tên” với nhà thơ Phan Quế Mai. Điều lạ là Ngô Xuân Phúc tự nhận bài thơ đó là do mình sáng tác, nhưng khi một số PV yêu cầu đọc 1 câu tâm đắc, Phúc cũng không thể nhớ (Xem ở đây).
Với người thường xuyên theo dõi diễn biến chính trị trên mạng Internet thì biết ngay đó là bước đi đầu tiên có tính toán nhằm trở thành người nổi tiếng của Ngô Xuân Phúc, đó cũng là chiêu thu hút sự chú ý của “giới chống phá Việt Nam” ở trong và ngoài nước. Trong vụ kiện này, mặc dù “thua thảm” cả về lý lẫn tình, nhưng Phúc đã đạt được mục đích mình muốn.
Bước đi kế tiếp sau vụ kiện, nhằm thu hút sự tập trung chú ý của dư luận, Ngô Xuân Phúc có động tác tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam, kèm theo là những nhận xét của một kẻ thất sủng. Với động tác này, Phúc đương nhiên trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của đám zân chủ nửa mùa.
Ngày 10/3/16, Ngô Xuân Phúc chính thức tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Vì không đủ uy tín, nên tại Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú tại nhà văn hóa Khối 6, P. Quán Bàu, TP. Vinh, diễn ra vào hồi 19 giờ 30 phút ngày 04/04/2016, Phúc chỉ đạt 10/106 phiếu và bị loại. Sau khi bị loại, Phúc gửi Đơn tố cáo “V/v: Làm sai lệch kết quả phiếu tín nhiệm đối với người ứng cử ĐBQH ở Hội nghị cử tri nơi cư trú”. Song song với việc này, Ngô Xuân Phúc tuyên bố tẩy chay bầu cử Quốc hội và không công nhận Quốc hội khóa mới. Đây là một động thái phản ánh mưu đồ thu hút “đầu tư” từ các thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài.
Thất bại thảm hại bởi chỉ có chưa đầy 1% người dân ủng hộ, Phúc cay cú và trở nên tầm thường giẻ rách đến mức quay sang chửi đảng cộng sản hòng cứu vớt chút danh tiếng. Phúc viết: Đến thời điểm hiện tại có thể thấy đảng csvn không còn đủ tư cách và không có được niềm tin ở cử tri và người ƯC, vì vậy, tôi chính thức tuyên bố: Tẩy chay đợt bầu cử Quốc Hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 – 2021. Với tuyên bố tẩy chay thì tôi sẽ không tham gia bất cứ hoạt động nào liên quan tới bầu cử Quốc Hội tính từ thời điểm này, và cũng không thừa nhận Quốc Hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016 – 2021 là đại diện của nhân dân – ít nhất là đối với quyền cá nhân của tôi, Quốc Hội khóa này không phải là đại diện của tôi.
Đây là nguyên văn một stt của Ngô Xuân Phúc ngợi ca tên Ngô Đình Diệm: “Những năm ở Hà Nội dạy học, trước 2010, tôi có đặt câu hỏi, thắc mắc về vị tổng thống cùng họ bị đảo chính và giết chết này, đó là: ông ta là người như thế nào, vai trò thực tế của con người này trong lịch sử dân tộc, ông ta không thể như những gì mà tôi đã được thấy một cách rất mờ nhạt trong mấy bộ phim như ván bài lật ngữa. Hồi đó tôi có nói rằng: nhất định Ngô Đình Diệm phải là một cá nhân, nhân vật lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam, con người này, chính khách, nhân vật này phải có những giá trị ưu việt chứ không đơn giản như những gì tôi đã biết. Gần đây những gì tôi tiếp cận được về ông đã lý giải những nhận định của tôi ngày trước là hết sức chuẩn xác. Rõ ràng, Ngô Đình Diệm là một nhân vật tầm cỡ và xứng đáng để có một vị trí trang trọng trong lịch sử Việt Nam. Câu chuyện 1945 có một thực tế là: khi đất nước được lấy lại từ tay của các nước xâm lược thì việc lực lượng nào đủ mạnh hoặc có được sự ủng hộ, hậu thuẫn lớn trong nước đều có thể giành lấy quyền lãnh đạo nhân dân. Những tư liệu cho thấy Ngô Đình Diệm là người đã được lịch sử lựa chọn theo cách của nó. Và ông đến với vị trí lãnh đạo cũng theo cái cách là tất yếu phải trở thành một yếu nhân! Tôi đã không nhầm khi đưa ra những đánh giá về nhân vật này trước đây dù lúc đó tôi không có bất cứ hiểu biết, tư liệu nào về Ngô Đình Diệm, đơn giản, trong cái bối cảnh lịch sử đất nước thời điểm đó mà một người vô danh, một người không thực tài, không có công sức, ảnh hưởng nhất định khó mà nổi lên thành một người lãnh đạo một chính quyền như Ngô Đình Diệm. Còn nhiều điều muốn nói nhưng có lẽ để thời gian tới khi đã có tư liệu đầy đủ hơn…!”.
Thật ngẫu nhiên, Ngô Xuân Phúc có cùng họ với Ngô Đình Diệm và Phúc đang muốn chứng tỏ mình có mối liên hệ “máu thịt” hoặc “hậu duệ” với nhân vật mà anh ta coi là “kiệt xuất” này. Hai chữ “Tổng thống” gắn với cái tên Ngô Đình Diệm có thể làm cho Ngô Xuân Phúc tự hào chăng, hay anh ta muốn phục dựng một cái thây ma làm Tổng thống?
Hôm nay, một cách công khai, Ngô Xuân Phúc đã thực sự trở thành kẻ vong nô zân chủ, và chính thức đứng vào đội ngũ những kẻ cõng rắn cắn gà nhà.
Thảm thay cho một kẻ mắc chứng vĩ cuồng!
Tin cùng chuyên mục:
Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Cần cân nhắc kỹ
Phê phán quan điểm sai lầm của Phạm Xuân Nguyên về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10
Hà Nội: 70 năm giải phóng – Một chặng đường vinh quang
Vì sao hàng loạt lính đánh thuê nước ngoài ở Ukraine đồng loạt bỏ trốn?