HẠT “SẠN” TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRÊN ĐẤT NƯỚC BA LAN

Người xem: 144

CÁI GỌI LÀ “LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỰ DO” VÀ TRÒ LỪA ĐẢO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG – KỲ 3


NguyenTuan@



Hạt sạn trong cộng đồng người Việt tại Ba Lan

Ảnh: “Nhà dân chủ” Trần Ngọc Thành

Nhân kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ba Lan (4/2/1950-4/2/2015), nhóm phóng viên chúng tôi mới có dịp tới thăm đất nước xinh đẹp này. Từ lâu, Ba Lan đối với chúng tôi là niềm cảm mến chân thành về một dân tộc bị trị đã quả cảm đứng lên thực hiện cuộc nổi dậy chống bạo cường Đức quốc xã vào thế chiến thứ hai. Tới Ba Lan, chúng tôi đến thăm vùng ngoại ô Wolka Kosowska thuộc tỉnh Masovian cách thủ đô Warsaw khoảng 30km, nơi có đông cộng đồng người Việt sinh sống.

Trên chuyến hành trình tới Wolka Kosowska, chúng tôi có cơ hội gặp và trò chuyện với anh Boryslaw, một nhà báo Ba Lan chuyên nghiên cứu, viết bài liên quan đến chính sách công để hiểu rõ hơn về cộng đồng người Việt tại đây. Anh Boryslaw cho biết, “cộng đồng người Việt tại Ba Lan hiện nay có khoảng 20.000-25.000 người, chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh, buôn bán và có một số ít là du học sinh, phần lớn họ tuân thủ pháp luật nước sở tại và được đánh giá là một cộng đồng thành đạt trên đất Ba Lan”. Tuy nhiên, anh Boryslaw cũng tỏ ra thất vọng khi có một số người Việt đã có những hành vi vi phạm pháp luật Ba Lan nhằm thu lợi bất chính, điển hình là Trần Ngọc Thành và tổ chức Liên đoàn lao động Việt tự do trước đây gọi là Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam. Theo những gì mà nhóm phóng viên chúng tôi đã tìm hiểu trước, Thành từng là lưu học sinh tại Ba Lan, trong quá trình học tại đây, Thành đã tìm đủ mọi mánh khóe, bất chấp mọi thủ đoạn, đôi khi còn coi thường luật pháp Ba Lan để làm ăn buôn bán. Chỉ trong một thời gian ngắn, Thành đã có hai cửa hàng tại Warsaw và Gơđanhxc. Không dừng lại ở đó, Thành còn kiếm tiền bằng cách đưa người nhập cư trái phép- một hình thức của hành vi “buôn người”. Chỉ riêng trong năm 2002, Thành đã đưa khoảng hơn 300 người sang Ba Lan và Nam Tư (cũ) với giá từ 7.000 USD-10.000 USD. Năm 2006, Thành nhanh nhảu “đẻ” ra cái gọi là “ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” và tự cho mình cái mác “bảo vệ người lao động” nhưng thực chất đó chỉ là các hoạt động lừa đảo kiếm tiền và che đây âm mưu ý đồ chính trị riêng”.

Cuộc hành trình của chúng tôi trở nên thú vị hơn bởi những câu chuyện của anh Boryslaw về những “trò ma mãnh” của Trần Ngọc Thành và tổ chức của y trên đất Ba Lan. Anh Boryslaw khẳng định “người lao động việt Nam tại Ba Lan luôn được chính quyền Ba Lan bảo vệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ sống và học tập vậy mà trên các diễn đàn, các hội nghị Thành luôn rêu rao rằng người lao động Việt Nam tại Ba Lan không được bảo vệ, bị bóc lột, bị ngược đãi. Không dừng lại ở lời nói, Thành còn dùng hộ chiếu Ba Lan đến các nước Đông Âu để tuyên truyền cho cái gọi là “Đảng dân chủ” của y chứ không phải quyền hay lợi ích của người lao động. Thành dùng danh nghĩa bảo vệ người lao động, viết thư ngỏ đến báo giới Ba Lan, Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện và Tổng giám mục Ba Lan để kìm kiếm sự ủng hộ cho phong trào đấu tranh dân chủ hóa tại Việt Nam”. Anh Boryslaw khẳng định “trong những tài liệu anh nhận được không thấy yêu cầu bảo vệ quyền lợi của của người lao động mà chỉ thấy những yêu cầu nhằm đáp ứng các nguyện vọng chính trị của y”. Anh Boryslaw thắc mắc tại sao một tổ chức được lập ra để bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động nhưng không bao giờ thấy có các hoạt động thiết thực mà chỉ thấy sự tố cáo, phê phán vào một số hạn chế, bất cập trong chính sách của Việt Nam. Chính vì vậy, các hoạt động của Thành đã không còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng người Việt tại Ba Lan.

Chúng tôi đến Wolka Kosowska được “tận mục sở thị” đời sống của người Việt tại đây. Mặc dù, gần đây tình hình kinh tế Ba Lan gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tới công việc làm ăn của công đồng người Việt nhưng tuyệt nhiên không hề thấy sự ngược đãi, bóc lột lao động Việt như lời Thành nói và cũng không hề thấy một người lao động nào ở đây nhắc đến việc Thành ra sức bảo vệ cho quyền lợi của họ.

Dù thời gian lưu lại Ba Lan không lâu, nhưng nhóm phóng viên chúng tôi cũng đã có dịp đi thăm các thành phố, viếng các đền đài, cung điện, thấy rõ nền văn hoá giàu có của Ba Lan với 1000 năm lịch sử, chịu ảnh hưởng cả hai luồng văn hoá Đông, Tây. Tuy nhiên, chúng tôi không khỏi lo lắng về những hoạt động của Thành đối với những người dân của mình nơi đất khách quê người. Đáng nhẽ, Thành nên có những hành động để bảo vệ “đồng hương” của mình nhưng Thành lại làm ngược lại. Những việc làm của Thành đã ảnh hưởng lớn tới công việc, cuộc sống của cộng đồng người Việt tại Ba Lan. Vì vậy, chúng ta rất cần cẩn thận với các hoạt động của Thành và tổ chức “liên đoàn lao động Việt tự do” trong thời gian tới./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *