LUẬT MỚI CỦA TÂY BAN NHA: XÚC PHẠM CHÍNH QUYỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CŨNG BỊ PHẠT

Người xem: 171

Bộ luật mới gây tranh cãi mà chính quyền Tây Ban Nha mới thông qua hạ viện một lần nữa gây ra làn sóng phản đối dữ dội từ các đảng cánh tả, đảng đối lập, các luật sư và các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền. Theo họ đây là cách chính quyền bóp nghẹt làn sóng phản đối của đại đa số dân chúng (vốn đang bất mãn với chính sách cắt giảm ngân sách, gây ảnh hưởng tới đời sống người dân nghèo) và hạn chế quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận, trái với hiến pháp của một nhà nước pháp quyền Tây Ban Nga. 

Bài lược dịch hôm trước: 

Một số trang tin của Đức đưa lại có dẫn về vài chi tiết trong bộ luật như ngăn cản việc thi hành cưỡng chế nhà ở có thể bị phạt từ 100 tới 1000 Euro, tức là những cuộc biểu tình không xin phép, không thông báo trước. Những ai tham gia có thể bị cảnh sát yêu cầu xuất trình giấy tờ và nếu cố tình không đưa sẽ bị phạt thêm 1000 Euro. 

Ai kêu gọi người khác tham gia những buổi biểu tình nhằm ngăn cản cưỡng chế trên mạng xã hội như Facebook, Twitter có thể bị phạt tới 1000 Euro. Nếu buổi biểu tình đó biến thành bạo động thì những người kêu gọi trên mạng xã hội kể trên có thể bị phạt tới 30.000 Euro. Không chấp hành việc trình giấy tờ tùy thân, cương quyết chống đối chỉ dẫn của cảnh sát có thể chịu hình phạt tương đương. 

Không chỉ vậy, chụp ảnh cảnh sát và đưa lên mạng xã hội sẽ bị phạt tới 1000 Euro. Viết những lời lẽ nhằm xúc phạm nhà nước có thể bị phạt tới 30.000 Euro. Những cuộc cắm trại biểu tình như hồi năm 2011 theo luật mới này có thể đối mặt với những hình phạt rất nặng. Thêm vào đó, bộ luật cho phép cảnh sát toàn quyền lưu trữ hồ sơ của người biểu tình, chống đối. Ba hình phạt nặng sẽ cộng lại thành một hình phạt rất nặng và theo đó có khả năng bị phạt tù giam 9 tháng, trường hợp nặng nhất có thể tới một năm. 

Những người vô gia cư ở Tây Ban Nha tương lai cũng sẽ phải chịu hình phạt tương đối nặng. Trường hợp có hành vi không tôn trọng nhân viên an ninh có thể bị phạt tới 600 Euro. Sử dụng hình của lực lượng an ninh mà không xin phép gây nguy hại tới an ninh của họ có thể bị phạt tới 30.000 Euro.

Với quyền lợi của người nhập cư vào Tây Ban Nha cũng bị luật mới này hạn chế tới mức tối đa. Theo đó cảnh sát biên phòng được phép trục xuất người tỵ nạn ngay khi vào đất Tây Ban Nha mà không cần phải qua tòa án. Điều này theo ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi không cho phép những người tỵ nạn có cơ hội đệ đơn tỵ nạn ở Tây Ban Nha. 

Điều đáng nói hơn cả, việc một chính quyền ở một nước được cho là pháp quyền như Tây Ban Nha, có thể tạo ra một bộ luật vi phạm quyền tự do dân chủ, bóp chết quyền tự do ngôn luận, chà đạp lên quyền biểu tình ôn hòa của công dân, đã vậy còn thông qua hạ viện với số phiếu áp đảo mà gần như không có bất cứ chính quyền nào ở trong EU cũng như Mỹ đả động tới. 

Tất nhiên, với đầu óc suy luận của các nhà dân chủ Việt Nam, luật ấy thông qua chỗ này nhưng còn phải qua chỗ kia. Thưa: Đảng PP nắm đa số ở mọi viện thì thông qua chỗ nào là việc hôm nay hay ngày mai. Vua chúa TBN ư? Thế kỷ 21 rồi, vua muốn giữ ngai thì ngậm miệng lại may ra mới yên thân. Can dự vào triều chính? Thời ấy đã qua lâu rồi!

********************************************
Chú thích: Cortes Generales là cơ quan quyền lực ở Tây Ban Nha tương tự quốc hội ở Việt Nam chia ra làm hai, một là Congreso de los Diputados, tương đương hạ viện và Senado, thượng viện. 

Ở thượng viện, nơi luật mới này chuẩn bị thông qua là các đại diện của các tỉnh, trung bình mỗi tỉnh có 4 người, trừ khu vực đảo và lãnh thổ ở hải ngoại. Số đại biểu sẽ tăng lên từng thập niên, tùy theo dân số, có nhiệm kỳ 4 năm và qua bầu cử gián tiếp. Thượng viện của TBN hiện nay bao gồm tổng cộng 266 đại biểu, trong đó đảng cầm quyền PP có 166 đại biểu, đảng PSOE có 66 đại biểu và các đảng còn lại có 34 đại biểu. 
*****************************************
Nguồn tham khảo thêm: 

Nguồn: Karel Phùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *